Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

(Câu hỏi 5, SGK) Việt Bắc là một bài thơ hiện đại nhưng lại thấm đẫm chất dân gian. Hãy chỉ ra các biểu hiện của tính dân gian, tính hiện đại trong đoạn trích.

(Câu hỏi 5, SGK) Việt Bắc là một bài thơ hiện đại nhưng lại thấm đẫm chất dân gian. Hãy chỉ ra các biểu hiện của tính dân gian, tính hiện đại trong đoạn trích.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
15
0
0
Đặng Bảo Trâm
12/09 10:51:36

Tính dân gian và tính hiện đại thể hiện cả ở bình diện nội dung và hình thức của văn bản.

– Tính dân gian:

+ Về nội dung, tính dân gian thể hiện rõ nét ở những bức tranh chân thực, đậm đà bản sắc văn hoá về thiên nhiên và con người Việt Bắc; ở tình nghĩa giữa con người với con người, thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

+ Về hình thức nghệ thuật, thể thơ lục bát truyền thống đã được vận dụng tài tình trong một bài thơ dài, vừa có âm điệu thống nhất vừa biến hoá, đa dạng. Câu lục bát trong Việt Bắc lúc dung dị, gần gũi với ca dao, khi cân xứng, đăng đối, trau chuốt, nhuẩn nhị đến độ cổ điển (như câu Kiều). Lối kết cấu đối đáp trong ca dao, dân ca đã được vận dụng một cách thích hợp, tài tình cùng cách sử dụng sáng tạo ngôn ngữ, những lối ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ mang đậm phong vị dân gian. Ngoài ra, trong bài thơ Việt Bắc còn có lối tả cảnh theo kiểu tranh tứ bình trong hội

hoạ dân gian,...

– Tính hiện đại:

+ Về nội dung: Lôi ứng xử nghĩa tình đã thành đạo lí nghìn đời của dân tộc đã được cụ thể hoá qua tình cảm gắn bó keo sơn giữa những người cán bộ kháng chiến với Việt Bắc, giữa đông bào Việt Bắc với cách mạng và Bác Hồ. Những tình cảm ấy vừa tiếp nối nguồn mạch cảm hứng yêu nước đã thành truyền thống vừa mang màu sắc hiện đại của bối cảnh kháng chiến lúc bấy giờ. Hoặc vẫn là tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương da diết thường thấy ở những cuộc chia li trong văn học cổ nhưng nét hiện đại là ở chỗ: có nhớ thương da diết nhưng không đẫm lệ mà mang niềm vui của những con người vừa làm nên chiến thắng. Chia tay không phải là vĩnh biệt mà tin tưởng vào ngày gặp lại. Tính hiện đại còn thể hiện ở những dự cảm sau này: “Mình về thành thị xa xôi / Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng? / Phố đông, còn nhớ bản làng / Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?”.

+ Về nghệ thuật: Trong cuộc chia tay, vẫn xuất hiện hình ảnh của chiếc áo chia li giống trong văn học cổ (Chẳng hạn, chiếc áo chia li trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Người lên ngựa, kẻ chia bào”, hay: “Áo chàng đỏ tựa ráng pha / Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in” trong Chinh phụ ngâm) nhưng ở đây tính hiện đại lại thể hiện ở sắc “áo chàm” quen thuộc, gắn bó với đồng bào Việt Bắc hiện tại. Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi với cuộc sống hằng ngày, không mang tính ước lệ như trong văn học trung đại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×