(Câu hỏi 3, SGK) Nỗi lòng người chinh phụ được thể hiện như thế nào? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Việc thể hiện nỗi lòng người chinh phụ và nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy:
– Để thể hiện nỗi lòng từ tin tưởng đến thất vọng, buồn chán, nhớ thương của người chinh phụ, tác giả bản diễn Nôm đã sử dụng các phát ngôn trực tiếp của nhân vật. Điều này có ý nghĩa làm thay đổi cách diễn tả cảm xúc nhân vật, bởi nội tâm người chinh phụ được nhìn nhận từ bên trong, chứ không chỉ được miêu tả từ bên ngoài qua dáng mạo và cảnh vật thiên nhiên.
Việc để cho nhân vật trực tiếp than vãn về cuộc sống của mình đã đem lại sắc thái thẩm mĩ mới cho tác phẩm, nâng cao tính biểu cảm của lời thơ, từ đó tạo nên tính chân thực của cảm xúc. Đây là một bước tiến mới trong nghệ thuật miêu tả tâm lí, nội tâm nhân vật của văn học trung đại Việt Nam mà trước đó chưa có.
Còn khi thể hiện khát vọng hạnh phúc vợ chồng, nuối tiếc tuổi trẻ, tình yêu đang trôi qua trong vô vọng, tác giả lại gián tiếp sử dụng hình ảnh của thiên nhiên hữu tình. Đây là nghệ thuật ước lệ tượng trưng tiêu biểu của văn học trung đại trước những vấn đề tình cảm tế nhị không thể thể hiện trực tiếp.
– Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng buồn thương, nhớ tiếc của người chinh phụ Những lời than vãn của người chinh phụ cho thấy chính khát vọng hạnh phúc lửa đôi, mong ngày người chồng trở về từ nơi chiến địa ác liệt, gia đình được sum họp là nguyên nhân nỗi cô đơn, buồn tủi của người chinh phụ. Nguyên nhân bao trùm hơn là những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã gây nên cảnh chết chóc, bi thương, chia lìa lứa đôi, tàn phá hạnh phúc của con người.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |