(Câu hỏi 4, SGK) Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình tượng người lính trong đoạn thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ... Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Có thể phân tích vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của người lính qua kết cấu của đoạn thơ:
– Bốn câu thơ đầu: Vẻ đẹp lãng mạn của người lính qua dáng vẻ và đời sống tâm hồn.
+ Dáng vẻ oai phong lẫm liệt khác thường: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc / Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
Quang Dũng không hề che giấu những gian khổ, thiếu thốn ghê gớm mà người lính Tây Tiến phải chịu đựng. Nhưng sự thật nghiệt ngã được lãng mạn hoá tạo nên ở họ vẻ oai phong, lẫm liệt khác thường. Sự thực người lính Tây Tiến đầu không mọc tóc do sốt rét rụng tóc hoặc do họ tự cạo trọc đầu để thuận tiện khi đánh giáp lá cà. Sự thật người lính Tây Tiến “da xanh màu lá” cũng do bệnh sốt rét, do thiếu ăn, thiếu ngủ. Thế nhưng “đoàn binh không mọc tóc” lại gợi cảm hứng về một vẻ đẹp dữ dội khác thường và “màu lá” gợi cảm hứng về màu của rừng xanh, đã tạo liên tưởng đầy chất lãng mạn: người lính oai phong, lẫm liệt như mãnh hổ ngự trị chốn rừng thiêng.
+ Đời sống tâm hồn với nhiều “mộng” và “mơ”. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới / Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
Quang Dũng thể hiện rất đúng “chất lính” của những người học sinh, trí thức Thủ đô ra đi kháng chiến. Gian khổ, thiếu thốn không làm giảm phong độ hào hoa của họ. Người lính Tây Tiến mang vào cuộc chiến đấu thần thánh của dân tộc cả cái hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội. Người lính mộng chiến công truy kích giặc biên giới Việt – Lào. Các chiến binh “mắt trừng” để nhìn về phía kẻ thù, để nêu tinh thần cảnh giác, để mài sắc quyết tâm chiến đấu. Người lính ra đi từ trường xưa, phố cũ nên họ nhớ về kỉ niệm là nhớ về một tà áo trắng, một mái tóc thề, một đôi mắt huyền, nhớ về một “dáng kiều thơm”.
- Bốn câu thơ sau: Vẻ đẹp lãng mạn và bị tráng của người lính qua tư thế ra đi vì lí tưởng và sự hi sinh cao đẹp.
+ Tư thế ra đi vì lí tưởng của người lính được gợi tả trong những câu thơ đầy chất lãng mạn và tinh thần bị tráng: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ / Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
Cái bi thương được gợi lên qua hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới nhưng khung cảnh không hiện lên một cách thê lương. Cảm giác bị thương bị mờ đi bởi lí tưởng xả thân quên mình vì Tổ quốc của người lính: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Hai từ “chẳng tiếc” đặt giữa câu thơ thể hiện tư thế ra đi coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của những người “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. “Đời xanh” là tuổi trẻ với bao hoa mộng. Đẹp là thế, hứa hẹn nhiều là thế nhưng “chẳng tiếc”, sẵn sàng hiến dâng cho Tổ quốc.
+ Cái chết của người lính mang vẻ đẹp bi tráng: “Áo bào thay chiếu anh về đất / Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Sự thật bi thảm: Những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có cả đến mạnh chiếu che thân, qua cái nhìn của Quang Dũng lại được bao bọc trong những tấm chiến bào sang trọng (có cách hiểu khác: áo bào thay bằng chiếu hay là lấy chiếu thay cho áo bào). Cái bị thương vợi đi nhờ cách nói giảm (“anh về đất”) và rồi bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã. Người lính ra đi không có tiếng kèn đưa tiễn của đoàn quân nhạc thì đã có tiếng gầm của dòng sông quê hương. Cả đất trời nghiêng mình tiễn biệt anh. Anh ra đi trong những âm hưởng vừa dữ dội, vừa hào hùng của thiên nhiên
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |