Nhạc tính của bài thơ được tạo nên từ những yếu tố nào?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Không chỉ là một nhà thơ lớn, Lor-ca còn là một nhạc sĩ. Ông thường thích đi khắp xứ như một gã Di-gan (Digan) đơn độc để hát lên những bài thơ của mình như những khúc rô-man (romance), ba-lát (ballad). Cũng bởi vậy mà nhiều bài thơ của Lor-ca thường sống cuộc đời kép thi phẩm và nhạc phẩm. Nghệ sĩ vốn dễ đồng bệnh tương lân. Do đồng bệnh mà đồng điệu. Cho nên, viết về Lor-ca, Thanh Thảo cũng chọn một hình thức thơ mà ở đó lời thơ đã cườm vào nét nhạc, nhạc đã lồng trong thơ để cùng bay lên.
Biểu hiện đầu tiên và rõ nét nhất là việc tác giả khám vào lời thơ những âm thanh như cách diễn tấu của nhạc công khi đệm đàn cho người hát. Đó là hai chuỗi “li-la li-la li-la” ở phần đầu và cuối bài thơ. Nếu chuỗi “li-la li-la li-la” đầu giống như một chuỗi nốt đần buông do người đệm đàn ghi ta lướt qua hàng dây để kết thúc phần dạo đầu, đánh dấu khoảng ngắt để người hát chính thức bắt lời trình diễn ca khúc thì chuỗi “li-la li-la li-la” cuối bài tựa như những tiếng đệm cuối cùng nhằm tạo ra những dư âm sau khi lời hát đã ngừng
Bài thơ còn có sự lặp lại giống như điệp khúc trong một bản nhạc, đó là cụm từ: “tiếng ghi ta”.
Để tạo nên âm hưởng điệp khúc còn phải kể tới thủ pháp lấy từ, điệp cấu trúc được Thanh Thảo khai thác khá thành công; “chàng ném lá bùa cô gái Di-gan / vào xoáy nước – chàng ném trái tim mình / vào lặng yên bất chợt”.
Thể thơ tự do, các đoạn thơ khi sáu dòng, khi bốn dòng, mỗi dòng không đều nhau về số chữ, cách ngắt dòng cũng rất phóng khoáng,... đã tạo cảm giác trường độ, tốc độ, cường độ của dòng cảm xúc đang trôi chảy.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |