– Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.110)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tình nghĩa thủy chung của người dân Việt Bắc đối với cán bộ cách mạng.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn thơ; nhận xét về tình nghĩa thủy chung của người dân Việt Bắc đối với cán bộ cách mạng.c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm “Việt Bắc” và đoạn thơ*Cảm nhận về đoạn trích
– Cấu trúc đoạn thơ: đoạn thơ gồm mười hai dòng thơ tương ứng với sáu câu hỏi tu từ mình đi/ mình về…. đắp đổi. Những câu hỏi vừa thể hiện nỗi băn khoăn của người ở lại về tình cảm của người ra đi vừa là lời nhắc nhở người ra đi đừng quên Việt Bắc, quên quê hương Cách mạng.
- Bốn câu thơ đầu gợi nhắc những kỉ niệm kháng chiến gian khổ:
+ Hình ảnh mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù mang ý nghĩa tượng trưng cho những gian khổ, thử thách mà quân và dân ta phải trải qua nhữngnăm dài máu lửa. Chính điều đó đã tạo nên tình cảm gắn bó không thể phai nhòa giữa người kháng chiến và Việt Bắc.
+ Việt Bắc xuất hiện với vai trò chiến khu và gắn với đó là những hình ảnh tương phản: miếng cơm chấm muối>< mối thù nặng vai khẳng định lòng yêu nước, căm thù giặc cùng quyết tâm chiến đấu của cả Việt Bắc và người kháng chiến trong những năm tháng gian khổ ấy.
- Bốn câu tiếp gợi nhắc tình cảm gắn bó giữa người Việt Bắc và người kháng chiến:
+ Rừng núi là hình ảnh hoán dụ, chỉ người Việt Bắc. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu vắng nhằm biểu đạt kín đáo, sâu sắc cái tình của Việt Bắc với cách mạng, với cán bộ về xuôi làm cho nỗi nhớ như thắt vào lòng kẻ ở lại.
+ Khung cảnh Việt Bắc được thể hiện qua những hình ảnh tượng trưng và tương phản đặc sắc. Những nhà là tất cả các đồng bào dân tộc Việt Bắc. Hắt hiu lau xám là cảnh hoang vu, hoang vắng của núi rừng, biểu tượng cho sự thiếu thốn vật chất. Tương phản với hắt hiu lau xám là đậm đà lòng son, một hình ảnh ẩn dụ rất đẹp ca ngợi tấm lòng son sắt, thuỷ chung.
- Bốn câu cuối gợi nhắc vai trò của Việt Bắc:
+ Những sự kiện lịch sử: khi kháng Nhật, thưở còn Việt Minh. Câu được sử dụng để khẳng định Việt Bắc là căn cứ quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc thời kì trước 1945.
+ Câu hỏi thứ sáu mang nhiều thông điệp sâu sắc. Cách hỏi ở câu lục có thể hiểu từ mình thứ nhất và thứ hai là chỉ người cán bộ về xuôi, từ mình thứ ba có thể hiểu nhiều nghĩa. Từ đó, khẳng định giữa người Việt Bắc và cán bộ như đã có sự gắn bó mật thiết, hòa nhập, tuy hai nhưng đã thành một. Đồng thời đây cũng là lời nhắc nhở người kháng chiến đừng quên đi những ân tình cách mạng, đừng đánh mất chính mình dù cuộc sống có đổi thay. Trong câu hỏi, người Việt Bắc còn kể tên hai địa danh Tân Trào và Hồng Thái, hai địa danh gắn bó với hai sự kiện quan trọng trước Cách mạng tháng Tám để khẳng định: Việt Bắc chính là cái nôi của cách mạng, là cội nguồn cách mạng.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát- thể thơ truyền thống dân tộc.
+ Vận dụng hiệu quả lời ăn, tiếng nói giản dị của nhân dân trong đời sống và ca dao (tiêu biểu là đại từ ta- mình).
+ Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu.
=> Đoạn thơ là lời người ở lại vừa gợi nhắc những kỉ niệm kháng chiến gian khổ khó khăn cùng cả tình cảm gắn bó sâu sắc giữa người Việt Bắc và người kháng chiến. Đồng thời, đây cũng là lời nhắc nhở của người ở lại với người ra đi dù thời gian và hoàn cảnh thay đổi cũng đừng quên Việt Bắc, quên đi những ân tình cách mạng, đánh mất chính mình* Nhận xét về tình nghĩa thủy chung của người dân Việt Bắc đối với cán bộ cách mạng.
- Mỗi câu thơ gợi nhắc về một hình ảnh, một kỷ niệm cụ thể cho thấy tình nghĩa thủy chung của người dân Việt Bắc đối với cán bộ trong những năm tháng cách mạng và kháng chiến ở Việt Bắc.
- Cuộc sống khó khăn, nghèo khổ, thiếu thốn nhưng quân và dân cùng đoàn kết chia sẻ với nhau, chung lưng đấu cật để chống lại kẻ thù và lòng thì luôn thủy chung son sắt với cách mạng.
- Đoạn thơ trên là nỗi lòng thương nhớ, là lời tâm tình của Việt Bắc, thể hiện những tình cảm lớn mang ý nghĩa thời đại. Đó là tình đoàn kết, tình nghĩa thủy chung của nhân dân Việt Bắc với cán bộ và với cách mạng.d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |