Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc. (10 mẫu)

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc. (10 mẫu)

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
12
0
0
Đặng Bảo Trâm
12/09/2024 13:35:04

Mẫu 1

Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Tác phẩm gây ấn tượng với bạn đọc bởi chính nhan đề “mùa xuân chín”. Với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Hàn Mặc Tử đã hữu hình hoá mùa xuân, khiến nó dường như có màu sắc và có cả hương sắc. Đây chính là kết hợp từ tài tình của tác giả. Nhà thơ đã dùng trạng thái “chín” của trái cây để nói về cái trọn vẹn, viên mãn, tươi đẹp nhất của mùa xuân. Qua đó, nhà thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống da diết và khát khao giao cảm mãnh liệt. Bởi chính lúc “mùa xuân chín” nhất, đẹp nhất thì tác giả cũng nhận ra cái đẹp không thể tồn tại mãi. Nhà thơ bộc lộ niềm nuối tiếc khi không thể níu giữ vẻ đẹp vĩnh hằng, muốn giao hoà với vẻ đẹp của đất trời.

Mẫu 2

Mùa xuân mỗi khoảnh khắc một vẻ, lúc là "mùa xuân nho nhỏ", lúc là "mùa xuân xanh"... và đây Mùa xuân chín nghe vừa mới, vừa sôi nổi, vừa có một sức sống dồn nén đang thầm nảy nở giống như cái mới, cái lãng mạn và khao khát trong tâm hồn Hàn Mặc Tử. Hai câu thơ cuối có lẽ là hai câu thơ hay nhất trong bài thơ. Câu thơ miêu tả hình ảnh người chị gánh thóc đi dọc bờ sông vào buổi trưa nắng chang chang.

Chị ấy năm nay còn gánh thócDọc bờ sông trắng nắng chang chang?

Một hình ảnh thơ thật mới, thật đẹp nhưng cũng có cái gì đó làm lòng tôi quặn lại. Hương nắng của mùa xuân tỏa khắp bờ sông, phủ lên hình ảnh người chị gánh thóc một màu sắc lãng mạn của cái đẹp huyền ảo, lung linh trong cõi nhớ. Hình ảnh "chị ấy" là hình ảnh một người con gái ẩn danh mà người đọc không thể biết đó là ai, chỉ có tác giả mới biết để mà "sực nhớ", mà thầm hỏi, mà man mác sợ "mùa xuân chín" ấy sẽ trôi qua. Hình như đó là nét thơ của Hàn Mặc Tử, là tâm hồn Hàn Mặc Tử luôn khao khát giao cảm với đời, luôn có một nỗi niềm cô đơn, trống vắng, hẫng hụt như thế. Đó là sự tỏa sáng của cái đẹp hài hòa, đan quyện phả ra từ xuân sắc, xuân tình, từ tạo vật và con người khi ở độ xuân chín. Tuy nhiên, tất cả xuân sắc, xuân thì đẹp huy hoàng ấy chỉ là một ánh chớp kỷ niệm thoáng qua mà thôi. Đó là cái ký ức về xuân thì của “chị ấy” của ngày xa xưa. Cho nên, ở hiện tại, người khách xa sực nhớ cũng là để ngậm ngùi, tiếc thương – tiếc thương cho cái đẹp không biết bây giờ có còn không.

Mẫu 3

Trong bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử, em ấn tượng nhất với câu thơ "Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng". Hình ảnh "làn nắng ửng" gợi cho người đọc về một ngày mới bắt đầu bằng nắng sớm trong trẻo, tươi mới chứ không phải cái nắng chói chang, gay gắt của mùa hè. Trong khi đó, "khói mơ tan" có thể là khói phát ra từ những căn bếp trong buổi sáng sớm hoặc cũng có thể là làn sương khói tinh mơ kết hợp với "làn nắng ửng" tạo cảm giác khói đang dần tan biến để nhường chỗ cho nắng mới lên. Dưới màu vàng nhạt của nắng mới, hình ảnh "đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng" để lại cho em những hình dung về cảnh làng quê yên bình. Đó không chỉ là màu vàng của nắng mà còn là màu vàng của những mái nhà tranh. Cả không gian như ngập tràn nắng mới thể hiện hình ảnh mùa xuân tươi đẹp, căng tràn sức sống. Qua đó, tác giả bày tỏ tình yêu thiên nhiên sâu sắc.

Mẫu 4

Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" trong bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử đã gợi cho em rất nhiều ấn tượng về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân ngập tràn sức sống. Từ "sóng cỏ" kết hợp với tính từ "xanh tươi" cho em hình dung về một cánh đồng cỏ xanh rì, tươi mới. Làn cỏ xanh đang dập dờn trong gió xuân tạo ra cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, vừa gợi ra được màu xanh của cỏ, vừa gợi được trạng thái căng tràn và sự vận động nhẹ nhàng theo gió xuân của làn cỏ khiến mùa xuân ngập tràn khắp không gian. Câu thơ không chỉ khắc họa được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống mà còn bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của thi nhân Hàn Mặc Tử.

Mẫu 5

Trong bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử, em đặc biệt ấn tượng với câu thơ "Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín/ Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng". Trong câu thơ, xuất hiện hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình "khách xa". "Khách xa" ở đây có thể hiểu là khách từ phương xa đến làng chơi gặp "lúc mùa xuân chín", cũng có thể hiểu "khách xa" là Hàn Mặc Tử. Thi nhân đang ở nơi đất khách quê người bỗng nhìn thấy khung cảnh thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức sống khiến "lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng". Từ "bâng khuâng" gợi ra cảm giác buồn nhớ lâng lâng lại kết hợp với động từ "sực" cho thấy sự biến chuyển đột ngột trong cảm xúc của tác giả. Câu thơ đã gợi cho em cảm những cảm nhận tinh tế, sâu sắc về mùa xuân và con người của tác giả. Qua đó, ta thấy được tình yêu thiên nhiên, con người cùng nỗi nhớ làng, nhớ quê hương mãnh liệt, khát khao giao cảm với đời, với người của thi sĩ.

Mẫu 6

Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Tác phẩm gây ấn tượng với bạn đọc bởi chính nhan đề “mùa xuân chín”. Với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Hàn Mặc Tử đã hữu hình hoá mùa xuân, khiến nó dường như có màu sắc và có cả hương sắc. Đây chính là kết hợp từ tài tình của tác giả. Nhà thơ đã dùng trạng thái “chín” của trái cây để nói về cái trọn vẹn, viên mãn, tươi đẹp nhất của mùa xuân. Qua đó, nhà thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống da diết và khát khao giao cảm mãnh liệt. Bởi chính lúc “mùa xuân chín” nhất, đẹp nhất thì tác giả cũng nhận ra cái đẹp không thể tồn tại mãi. Nhà thơ bộc lộ niềm nuối tiếc khi không thể níu giữ vẻ đẹp vĩnh hằng, muốn giao hoà với vẻ đẹp của đất trời.

Mẫu 7

Trong bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử, hai câu thơ "Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng" gợi cho em nhiều suy ngẫm. Hình ảnh "làn nắng ửng" gợi cho độc giả nghĩ về một ngày mới bắt đầu bằng những tia nắng sớm ban mai trong trẻo, tươi mới chứ không phải cái nắng chói chang, gay gắt của mùa hè. Trong khi đó, "khói mơ tan" có thể là khói phát ra từ những căn bếp trong buổi sáng sớm hoặc cũng có thể là làn sương khói tinh mơ kết hợp với "làn nắng ửng" tạo cảm giác làn khói ấy đang dần tan biến để nhường chỗ cho nắng mới lên. Dưới màu vàng nhạt của nắng mới, hình ảnh "đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng" để lại cho em những hình dung về cảnh làng quê yên bình. Đó không chỉ là màu vàng của nắng mà còn là màu vàng của những mái nhà tranh. Cả không gian như ngập tràn nắng mới thể hiện hình ảnh mùa xuân tươi đẹp, căng tràn sức sống. Qua đây, tác giả gửi gắm tình yêu quê hương đất nước của mình qua những vần thơ đặc sắc.

Mẫu 8

Trong bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử, em đặc biệt ấn tượng với câu thơ "Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín/ Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng". Trong câu thơ, xuất hiện hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình "khách xa". "Khách xa" ở đây có thể hiểu là khách từ phương xa đến làng chơi gặp "lúc mùa xuân chín", cũng có thể hiểu "khách xa" là Hàn Mặc Tử. Thi nhân đang ở nơi đất khách quê người bỗng nhìn thấy khung cảnh thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức sống khiến "lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng". Hai câu thơ này làm em nhớ đến bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” - Hạ Tri Chương. Đó là “Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?”. Từ "bâng khuâng" gợi ra cảm giác buồn nhớ lâng lâng lại kết hợp với động từ "sực" cho thấy sự biến chuyển đột ngột trong cảm xúc của tác giả. Câu thơ đã gợi cho em cảm những cảm nhận tinh tế, sâu sắc về mùa xuân và con người của tác giả. Qua đó, ta thấy được tình yêu thiên nhiên, con người cùng nỗi nhớ làng, nhớ quê hương mãnh liệt, khát khao giao cảm với đời, với người của thi sĩ.

Mẫu 9

Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" trong bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử đã gợi cho em rất nhiều ấn tượng về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân ngập tràn sức sống. Từ "sóng cỏ" kết hợp với tính từ "xanh tươi" cho em hình dung về một cánh đồng cỏ xanh ngát, tươi mới. Làn cỏ xanh đang dập dờn trong gió xuân tạo ra cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, vừa gợi ra được màu xanh của cỏ, vừa gợi được trạng thái căng tràn và sự vận động nhẹ nhàng theo gió xuân của làn cỏ khiến mùa xuân ngập tràn khắp không gian. Câu thơ không chỉ khắc họa được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống mà còn bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của thi nhân Hàn Mặc Tử. 

Mẫu 10

Mùa xuân mỗi khoảnh khắc một vẻ, lúc là "mùa xuân nho nhỏ", lúc là "mùa xuân xanh"... và đây Mùa xuân chín nghe vừa mới, vừa sôi nổi, vừa có một sức sống dồn nén đang thầm nảy nở giống như cái mới, cái lãng mạn và khao khát trong tâm hồn Hàn Mặc Tử. Hai câu thơ cuối có lẽ là hai câu thơ hay nhất trong bài thơ. Câu thơ miêu tả hình ảnh người chị gánh thóc đi dọc bờ sông vào buổi trưa nắng chang chang.

Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?

Một hình ảnh thơ thật mới, thật đẹp nhưng cũng có cái gì đó làm lòng tôi quặn lại. Hương nắng của mùa xuân tỏa khắp bờ sông, phủ lên hình ảnh người chị gánh thóc một màu sắc lãng mạn của cái đẹp huyền ảo, lung linh trong cõi nhớ. Hình ảnh "chị ấy" là hình ảnh một người con gái ẩn danh mà người đọc không thể biết đó là ai, chỉ có tác giả mới biết để mà "sực nhớ", mà thầm hỏi, mà man mác sợ "mùa xuân chín" ấy sẽ trôi qua. Hình như đó là nét thơ của Hàn Mặc Tử, là tâm hồn Hàn Mặc Tử luôn khao khát giao cảm với đời, luôn có một nỗi niềm cô đơn, trống vắng, hẫng hụt như thế. Đó là sự tỏa sáng của cái đẹp hài hòa, đan quyện phả ra từ xuân sắc, xuân tình, từ tạo vật và con người khi ở độ xuân chín. Tuy nhiên, tất cả xuân sắc, xuân thì đẹp huy hoàng ấy chỉ là một ánh chớp kỷ niệm thoáng qua mà thôi. Đó là cái ký ức về xuân thì của “chị ấy” của ngày xa xưa. Cho nên, ở hiện tại, người khách xa sực nhớ cũng là để ngậm ngùi, tiếc thương – tiếc thương cho cái đẹp không biết bây giờ có còn không.

Mẫu 11

Trong bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử, em ấn tượng nhất với câu thơ "Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng". Hình ảnh "làn nắng ửng" gợi cho người đọc về một ngày mới bắt đầu bằng nắng sớm trong trẻo, tươi mới chứ không phải cái nắng chói chang, gay gắt của mùa hè. Trong khi đó, "khói mơ tan" có thể là khói phát ra từ những căn bếp trong buổi sáng sớm hoặc cũng có thể là làn sương khói tinh mơ kết hợp với "làn nắng ửng" tạo cảm giác khói đang dần tan biến để nhường chỗ cho nắng mới lên. Dưới màu vàng nhạt của nắng mới, hình ảnh "đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng" để lại cho em những hình dung về cảnh làng quê yên bình. Đó không chỉ là màu vàng của nắng mà còn là màu vàng của những mái nhà tranh. Cả không gian như ngập tràn nắng mới thể hiện hình ảnh mùa xuân tươi đẹp, căng tràn sức sống. Qua đó, tác giả bày tỏ tình yêu thiên nhiên sâu sắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×