Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy phân tích cảnh đẹp của một tác phẩm thơ Xuân Diệu

2 trả lời
Hỏi chi tiết
334
0
0
Kim jennie
13/04/2019 13:17:20

Xuân Diệu là một trong những cây đại thụ lớn của nền thi ca Việt Nam, ông còn được mệnh danh là “ông hoàng” của những bài thơ tình cháy bỏng, nồng nàn. Ngay trong lời thơ hay đời thực thì Xuân Diệu lúc nào cũng thể hiện được cái khát khao mãnh liệt với tình yêu, với cuộc đời. Không giống như những nhà thơ mới cùng thời, Xuân Diệu đã sớm khẳng định được cái tôi riêng biệt trong chất sống sôi nổi, cuồng say của mình. Vội vàng là một sáng tác rất tiêu biểu, nói lên tiếng của một trái tim đang khát khao, cuồng si với lẽ sống cuộc đời. Bài cũng chứa đựng cả nỗi trăn trở, khắc khoải, lo âu của Xuân Diệu trước sự trôi nhanh vội vã của thời gian.

Xuân Diệu có bút danh là Trảo Nha, ông sinh ra ở quê mẹ Bình Định, nhưng lớn lên ở Quy Nhơn. Ông là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn cũng là cây bút mở đầu cho phong trào Thơ mới ở nước ta lúc bấy giờ. Các tác phẩm nổi bật trong giai đoạn này có: Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945). Tham gia vào phong trào Cách mạng những năm 1944, Xuân Diệu trở thành một cây bút xuất sắc chuyên viết về đề tài ca gợi cách mạng, giọng thơ ông hùng tráng, giàu chất chính luận, và giàu nét tự sự trữ tình. Vội vàng là bài thơ được trích từ tập Thơ Thơ (1938), được lấy cảm hứng từ một tâm hồn yêu cuộc sống thiết tha và những khám phá mới mẻ về triết lý nhân sinh của cuộc đời.

Mở đầu bài thơ tác giả đưa người đọc đến những cảm xúc vui tươi, yêu đời trước vẻ đẹp của mùa xuân mơn mởn. Vẻ đẹp đất trời hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc với những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ đến nao lòng. Trước mắt nhà thơ, cuộc sống đang diễn ra thật sôi động và tràn đầy nhựa sống:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Có lẽ vì quá say mê trong niềm hạnh phúc tột cùng mà tác giả đã nảy ra trong đầu một ý nghĩ thật táo bạo “tắt nắng”,“buộc gió”, nắng và gió là những sự vật vô hình ta có thể cảm nhận bằng mắt nhưng tay ta lại chẳng thể chạm được. Nghệ thuật điệp từ “tôi muốn” kết hợp cùng các động từ mạnh đã cho người đọc thấy được niềm đam mê mãnh liệt và khát khao nắm giữ, chinh phục tạo hoá của nhà thơ. Khổ thơ ngũ ngôn mở đầu cho tác phẩm vừa cô đọng ý nghĩa nhưng cũng không kém phần cảm xúc.

Khung cảnh thiên nhiên rực rỡ sắc màu được Xuân Diệu miêu tả bằng những câu thơ bay bổng, rất sinh động. Khung cảnh non nước hiện lên trong thơ đẹp lung linh như một “thiên đường trên mặt đất”. Hình ảnh “ong bướm”, “hoa của đồng nội”, “lá của cành tơ”, “yến anh”,… qua con mắt của người nghệ sĩ tài hoa đã hiện lên thật đáng yêu, thật say đắm lòng người. Cuộc sống như bữa tiệc đang chào đón cùng những hương vị ngọt ngào, lãng mạng của “tuần tháng mật”, hương thơm trong lành của “đồng nội xanh rì” , âm thanh lôi cuốn trầm bổng như “khúc tình si”. Tình yêu lứa đôi hiện hữu khiến cho cuộc sống lại càng ấm áp, yêu đời và hạnh phúc ngập tràn khắp mọi nơi. Điệp cấu trúc “này đây” của Xuân Diệu được sử dụng thật tài tình và đầy khéo léo như lời mời gọi, phô bày hết những tinh hoa,tuyệt mỹ của cuộc sống. Những khi sáng sớm, “thần Vui hằng gõ cửa” ta lại chào đón một ngày mới trong niềm hân hoan, rạng rỡ. Hình ảnh so sánh đầy sáng tạo và rất gợi cảm “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, tháng giêng tháng của mùa xuân tràn đầy sức sống được so sánh như “một cặp môi gần”, đó là bờ môi căng mọng tuyệt đẹp của người con gái đang độ xuân thì. Có thể nói cái nhìn của Xuân Diệu rất mới mẻ và độc đáo, ông đã lấy chuẩn mực cái đẹp của con người để miêu tả cảnh sắc của thiên nhiên. Đây quả là một câu thơ đặc sắc và có giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn. Qúa sung sướng với niềm khát khao của mình, tác giả đã vội vàng chạy theo nhịp sống hối hả, ông chẳng thể chờ “nắng hạ” bởi vì tâm hồn ông lúc nào cũng như đang là mùa xuân chói sáng.

Yêu cuộc sống tha thiết nhưng Xuân Diệu lại tận hưởng một cách vội vàng và bám riết, ông không giấu nổi cảm xúc lo âu, khắc khoải trong lòng. Cuộc đời là vô hạn nhưng đời người lại quá ngắn ngủi, những suy nghĩ trăn trở cứ hiện lên trong tâm hồn tác giả: Làm sao có thể níu kéo được thanh xuân? Làm sao có thể tận hưởng trọn vẹn cuộc đời?

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trở chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...”

Tác giả vui sướng xen lẫn nỗi lo lắng, hoài nghi. Ông sợ hãi tuổi trẻ sẽ qua đi nhanh như thời gian vô tình. “Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua” câu thơ nghe tưởng như vô lý nhưng lại là quan điểm nhân sinh khéo léo được tác giả lồng ghép vào thơ, mỗi mùa “xuân” tới mang theo bao niềm tin, hy vọng nhưng cũng là nỗi buồn hiu quạnh của con người nhưng “xuân” cũng mang đi tuổi thanh xuân của ta. Đâu đó từng có câu hát vang vọng: “Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già đi một tuổi”, lòng người thì bao la nhưng không thắng nổi quy luật tạo hoá, mùa xuân thì cứ đi rồi tới, chỉ có con người là già đi theo thời gian. Những câu thơ có chút giọng hờn trách của nhà thơ: “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/Nếu tuổi trẻ chằng hai lần thắm lại”, thời gian thì dài bất tận mà đời người lại chỉ là phù du, rồi ai cũng trở về với cát bụi. Mối quan hệ đối kháng giữa thiên nhiên vĩnh hằng và con người bé nhỏ, Xuân Diệu sớm đã nhận ra được quy luật tất yếu ấy, ông đau khổ, tuyệt vọng và ôm trong mình mộng ước được sống mãi với cuộc đời. Nghệ thuật điệp từ “xuân”, phép đối xứng “rộng”, “chật” tạo cho mạch thêm thêm dồn dập, gấp gáp, tăng sức biểu cảm lôi cuốn người đọc. Những từ ngữ: “Tiếc, chia phôi, tiễn biệt, đứt, phai tàn”,… kết hợp với những dấu chấm than, dấu hỏi, các cặp vần gieo liên tiếp, tạo nên cả một khoảng trời buồn bã, ảm đạm, đau khổ và đầy nuối tiếc.

Đoạn thơ cuối là khát khao sống cháy bỏng, mong muốn được giao cảm với cuộc đời. Nhịp sống vội vàng, dồn dập được Xuân Diệu tái hiện bằng những câu thơ mang xúc cảm dạt dào và đầy cuồng nhiệt:
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Lời thúc giục vội vã “Mau đi thôi!”, cùng đại từ nhân xưng “ta” được điệp lại nhiều lần bộc lộ cái tôi mạnh mẽ của nhà thơ. Hàng loạt những hình ảnh thơ mộng, trữ tình “sự sống mơn mởn”, “mây đưa và gió lượn”, “cánh bướm với tình yêu”,… kết hợp với những động từ mạnh “ôm”, “riết”, “thâu” tạo nên giọng thơ say đắm, tận hưởng hương vị tình yêu nồng cháy. Câu thơ “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi” đầy táo bạo, mới lạ, động từ “cắn” khiến ta liên tưởng mùa xuân thật quyến rũ, gợi cho ta cảm giác muốn chiếm giữ lấy cái đẹp, cái tinh tuý ấy của thiên nhiên. Xuân Diệu nhận ra không thể thay đổi quy luật tạo hoá, những câu thơ cuối bài như lời khuyên của tác giả với độc giả: Mỗi người chỉ có một lần để sống vậy nên hãy sống cuộc đời ý nghĩa, cháy hết mình với đam mê, khát khao của bản thân để không phải nuối tiếc về sau.

Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, hồn thơ ông mang đậm tính nhân văn, giọng thơ linh hoạt, ngôn từ sáng tạo, độc đáo, cách diễn đạt lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Bài thơ Vội vàng chứa đựng cả bầu trời tâm tư, cảm xúc của nhà thơ, thể hiện được nỗi niềm khát khao hoà nhập với cuộc đời của Xuân Diệu. Tác phẩm đã góp phần to lớn đưa tên tuổi ông vụt sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
13/04/2019 19:28:07

Mạnh mẽ, sôi nổi và ồn ào, Xuân Diệu với làng thơ như có sẵn duyên với nghệ thuật, bất ngờ viết lên trang đời những dòng thơ ngọt ngào cảm xúc, mang theo chất men say của thế giới tâm hồn ăm ắp sự sống. Yêu thơ, yêu đến mãnh liệt, sống với thơ sống đến cuồng nhiệt, Xuân Diệu rộng mở vòng tay đón nhận tình yêu nồng ấm tha thiết bằng cặp mắt “xanh non” của mình. Thơ ông vì vậy đi vào lòng người tự nhiên với biết bao tâm trạng và tình cảm. Yêu đời, yêu người ấy là cốt cách của ông, viết về thiên nhiên ấy chính là nghệ thuật của người cầm bút. Cảnh sắc trong thơ ông có lúc mơn mởn sự sống nhưng nhiều khi lại trầm lắng và sâu sắc đến không ngờ. Ta đón nhận nơi ông một hồn thơ như vậy.

Thiên nhiên – một thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu. Hoài Thanh đã từng nói: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, mới từ cách nhìn, cách cảm, mới từ chiều sâu suy nghĩ đến cách diễn đạt bằng những hình tượng thơ, cũng như bao nhà văn, nhà thơ khác, những tác phẩm của ông gắn liền với hai nhân vật “thiên nhiên” và “con người”. Ông yêu con người và say đắm cùng thiên nhiên. Từ nỗi cô đơn vì tình yêu say đắm, đơn phương nơi thế giới loài người, ông tìm đến với thiên nhiên, mang đến cho nó một tâm hồn thời đại, một tiếng nói của nhà thơ và tâm sự của một người biết yêu. Xuân Diệu thường nôn nóng đón chờ ở thiên nhiên một tiếng nói cảm thông, an ủi, chan chứa yêu thương. Ta hiểu tâm trạng của ông đối với nhân tình thế thái nên ta tìm thấy trong những bài thơ ông viết về thiên nhiên một vẻ Đẹp và Buồn. Trong bốn bài Đây mùa thu tới, Vội vàng, Thơ duyên, Nguyệt Cầm tiêu biểu cho phong cách và thơ Xuân Diệu thì có ba bài viết về mùa thu. Vội vàng được tác giả lấy cảm hứng từ mùa xuân nhưng vẫn thoảng chút bâng khuâng của một tâm hồn đa sầu, đa cảm, đa tình và rất đa tài nữa. Xuân Diệu đã thổi vào những vần thơ về thiên nhiên tình cảm nồng nàn, sôi nổi, chính vì vậy nó đã trở thành nhân vật không thể thiếu, tràn trề, đầy sức sống, chứa chan cảm xúc đẹp và buồn một cách rất Xuân Diệu. Thiên nhiên trong thơ xưa thường có những hình ảnh ước lệ của thơ Đường “Tin sương hiu hắt hơi may” hay “Lác đác ngô đồng mấy lá bay”. Đến Xuân Diệu ông vẫn vận dụng vốn văn chương cổ truyền ấy nhưng đã có sự cách tân, sáng tạo. Tiêu biểu là bài Đây mùa thu tới:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng!

Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng”

Đã bao giờ mùa thu Việt Nam được tả đẹp như thế. Ở Nguyễn Khuyến là những hình ảnh thơ thanh thoát, man mác một nỗi buồn thoảng qua bầu trời thu trong xanh:

– “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao…”

– “Nước biếc trông như tầng khói phủ” còn Xuân Diệu, ông nhìn mùa thu thật là, cái giá lạnh trong tâm hồn cô đơn đã thấm sâu vào từng hình ảnh “Rặng liễu đìu hiu” – Một hình ảnh ước lệ, hiu hắt và yếu ớt. Để rồi kéo theo hàng loạt những ẩn dụ, tượng trưng gây ấn tượng, cảm xúc mạnh mẽ: “Tóc buồn”, “lệ ngàn hàng”. Câu thơ như trầm xuống, buồn mà vẫn đẹp, những thanh bằng liền nhau, dàn trải và mênh mông. Nhưng rất đột ngột, mùa thu tới nghe rất hân hoan, như thỏa nguyện niềm ước mong bấy lâu. Cảm xúc ấy thường trực trong con người Xuân Diệu như chỉ chờ lúc để bật ra. Đó là một mong muốn, khát khao giao cảm đến kỳ lạ chỉ Xuân Diệu và mình Xuân Diệu mới có. Câu thơ tưởng như báo hiệu một điều gì mới nhưng bỗng chững lại, hạ xuống, và màu sắc thiên nhiên lại hiện ra: phai mà vẫn thắm, tàn mà như mới và vẫn đẹp “Với áo mơ phai dệt lá vàng”: “Áo mơ phai” sắc đất, sắc trời, sắc cây lá, màu của thời gian và tiếng gọi của lòng người, hòa hợp, đan kết bao trùm lên cảnh vật trong thế giới suy tư của nhà thơ. Hình ảnh thơ đẹp và sáng tạo nên đến không ngờ, nó có vẻ gần với những vần thơ đẹp trong Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử “trong làn nắng ửng, khói mơ tan” nhẹ nhàng, thanh lọc, lãng đãng như gần, như xa.

Đi sâu vào cảm xúc nhà thơ, mùa thu lại hiện ra đặc sắc hơn bao giờ hết: “Hơn một loài hoa đã rụng cành”. “Sắc đỏ rũa màu xanh”, “luồng rung rẩy rung rinh lá…” Tác giả đón nhận và cảm nhận bằng trực giác. Cái lạnh trong lòng đã khiến nhà thơ tưởng như “Những luồng rung rẩy rung rinh”. Luôn luôn thường trực trong Xuân Diệu ấy là nỗi buồn cô đơn cùng với nỗi niềm cô quạnh để rồi chỉ thấy trong mùa thu “Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”. Từ “hoa lá cành” tác giả đi vào “trăng sương gió” vẫn long lanh đọng theo những giọt buồn. Toàn thân nhà thơ run lên, những xúc cảm mạnh mẽ, lan tỏa và thấm đẫm vào thiên nhiên. Một cảm giác lạnh lẽo, chợt ùa về, chợt xâm chiếm, chợt ngưng đọng và tan ra… Nếu Đây mùa thu tới đẹp trong cái tang tóc của thiên nhiên giữa những dự cảm giao mùa của Xuân Diệu thì với Nguyệt Cầm một ấn tượng siêu thực, bao trùm lên tất cả khiến ta ớn lạnh:

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,

Trăng thương, thương nhớ, hỡi trăng ngần”

Trăng đẹp quá, đẹp lộng lẫy đến lạnh lùng, một cái lạnh da diết nhập vào năm từ “trăng” “nguyệt” không đủ sức chứa trong haị câu thơ, cái lạnh ấy lan tỏa vào đất trời, vào tâm hồn thi nhân đang mở rộng lồng mình. Điệp từ “trăng” xoáy sâu vào lòng người tạo nên một ấn tượng, một niềm cảm xúc mãnh liệt và da diết nhất. Trăng đẹp bởi trăng lạnh do tiếng đàn ngân nga, réo rắt. Trăng hiện ra và trăng in đậm:

“Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh

Linh lung bóng sáng bỗng rùng mình”.

Bầu trời trong vắt, trong như thủy tinh, sáng như thủy tinh nhưng cái trong ấy chỉ làm tăng thêm cái lạnh, lạnh của đất trời nhưng lại gây u ám cho lòng người. “Bóng sáng bỗng rung mình” ở đây có từ chuyển đổi từ thị giác sang xúc giác, cái lạnh của thiên nhiên hay chính cái lạnh của tác giả khiến thi nhấn ớn lạnh, rùng mình, lại thêm “đàn ghê như nước lạnh”… Như làm nổi bật hai cái hoang vắng, hiu hắt, lạnh lẽo của thiên nhiên “dấu phẩy ngắt giữa nước và lạnh như một cái rùng mình giữa hai lần lạnh”. Cảm giác ngày một tăng lên, cái lạnh ngày một thấm sâu trong tâm hồn và trải rộng ra cùng đêm khuya lặng ngắt:

“Bón bề ánh nhạc: biển pha lê;

Chiếc đảo hồn tôi rợi bốn bề…

Sương bạc làm thinh, khuya nín thở

Nghe sầu âm nhạc đến sao khuê”

Tất cả các hình ảnh “bốn bề, rợn bốn bề, làm thinh, nín thở…” đã tạo nên cái tĩnh cho cả khổ thơ nhưng lại khuấy động cảm xúc tưởng đã trầm lặng của nhà thơ. Hai từ “bốn bể” được đặt đầu câu thứ nhất và cuối câu thứ hai đã gói trọn tâm hồn tác giả trong ngoại cảnh làm tăng thêm nỗi cô đơn. Nhà thơ chơi vơi theo tiếng đàn, lơ lửng cùng ánh “nguyệt tỏ ngời”, vươn tới một thế giới không tưởng “sao Khuê”, thế giới của tâm linh đẹp, huyền ảo và cũng thật lạnh. Nguyệt cầm ngoài sự hòa hợp giữa trăng và tiếng đàn còn có tiếng nói chung của nhà thơ thiên nhiên – đêm thu. Cảnh giác lạnh, hình tượng đẹp, trong như “pha lê” đã theo suốt chiều dài câu chữ như một sự hòa hợp thú vị. Chỉ với mùa thu, vậy mà biết bao trạng thái tình cảm, đã làm trái tim tác giả rung động. Xuân Diệu nói bằng âm thanh, hình tượng của thiên nhiên và bằng cả tiếng lòng sôi nổi thương yêu tha thiết, mãnh liệt của mình.

Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu, của tuổi trẻ. Thơ duyên ấy là cái mộng mơ trong sáng của một con mắt đang yêu:

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”

Lời thơ đẹp trong là sự huyền diệu của vạn vật trong mối giao duyên (đất trời, đất – trời, cây – chim) và mối lương duyên đang hé nở trong lòng người. Màu xanh của lá, màu xanh của trời, màu xanh trong mắt thi nhân, màu xanh trong tâm hồn và suy nghĩ. Tất cả đã làm nên một ước vọng: Hồn thu. Nhưng thật bất ngờ, thoáng chút buồn thoảng qua đã khiến thiên nhiên buồn trở lại, xa vắng, cô liêu.

“Con đường nho nhỏ, gió xiêu xiêu

Lả lả cành hoang, nắng trở chiều.”

Thì ra không phải thiên nhiên mà do một tình cảm mới lạ lùng đang xâm chiếm tâm hồn. “Gió xiêu xiêu” khiến con đường cũng “xiêu xiêu” là bởi tâm hồn nhà thơ cũng “xiêu xiêu”. Chỉ trong hai câu thơ mà có tới ba từ láy, ba từ láy hoàn toàn “nho nhỏ”, “xiêu xiêu”, “lả lả”. Cái gì cũng nghiêng đi như chính tình cảm của nhân vật trữ tình đang xao xuyến, ngây ngất trong tình yêu.

“Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy

Lòng anh thôi đã cưới lòng em”

Mở đầu bài thơ là”Chiều mộng hòa thơ” nhưng đến kết thúc đã đột ngột trở thành “chiều hôm ngơ ngẩn”. Phải chăng đó chính là tâm trạng, là nỗi lòng đang trắc trở băn khoăn, ngẩn ngơ của chính tác giả trước mùa thu? Bài thơ là sự thay đổi của tâm trạng trữ tình làm thiên nhiên cũng thay đổi. Đó chính là sự phức tạp trong cảm xúc của Xuân Diệu nhưng lại có sự nhất quán trong tư tưởng và cách biểu hiện. Thiên nhiên đẹp một cách dịu dàng trong mối giao hòa đầy chất thơ. Độc đáo và tài hoa, ấy là Xuân Diệu và hồn thơ Xuân Diệu.

Nhanh hơn, gấp gáp hơn, Vội vàng – đúng như nhan đề – đã khơi sâu một cảm giác mãnh liệt, một tư tưởng sống hết mình, sống là mình.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Xuân Diệu mang cảm hứng thời gian và ý thức cá nhân vào mùa xuân. Từ gốc độ cá nhân, tác giả nhìn sự biến thiên của sự vật. Điệp từ “ta muốn” thể hiện một ước vọng, một khát khao đến cháy bỏng, đến nao lòng. Mùa xuân tươi đẹp, mùa của tình yêu đã đến.

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si”

Tác giả có quyền ao ước hạnh phúc. Mùa xuân đã ban phát niềm vui cho tất cả, và Xuân Diệu – nhà thơ của tình yêu ấy – yêu đến say mê cuồng nhiệt đã giao cảm với đất trời để thấy mình trong đó. Nhà thơ có cảm nghĩ thật đặc biệt:

“Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Với việc thu ảnh hưởng của văn học phương Tây trong cách dùng từ ngữ hình ảnh (này đây, này đây) với một tình yêu mãnh liệt luôn thường trực trong lòng, Xuân Diệu đã qua thiên nhiên nói lên tình yêu cuộc sống tha thiết đến vồ vập “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Đây là sự thăng hoa của ấn tượng cảm xúc nồng nàn và say mê. Tác giả yêu mùa xuân, mùa của tình yêu, như đã bao lần gán cho nó hình ảnh người phụ nữ:

“Lá liễu dài như một nét mi

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Xuân Diệu luôn bộc lộ một cách trực diện những cảm nghĩ của mình. Điều đó khiến ông khác với các nhà thơ khác, nhất là các nhà thơ thời trước, khiến thơ ông thu hút và làm say mê biết bao tâm hồn. Vội vàng là bài thơ viết về mùa xuân, ở đó bùng lên một ngọn lửa sống nồng ấm mãnh liệt, gấp gáp và tươi vui, sống cho mình và cho mùa xuân của đất trời, của mọi người. Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu có những nét đặc sắc, độc đáo. Mùa xuân cũng như mùa thu hay buổi giao mùa, thơ Xuân Diệu vẫn khắc họa đậm nét cá tính và tình yêu của ông. Thiên nhiên buồn hay vui, trầm lắng hay sôi nổi đều đi qua con mắt thẩm mĩ giao cảm mới mẻ của Xuân Diệu. Thơ ông là tiếng lòng ông, thiên nhiên là tâm sự khỏa lấp khoảng trống trong tâm hồn ông. Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu, thiên nhiên là hình thức biểu hiện của tình yêu đó, là nơi ông gửi gắm tâm trạng, những ý nghĩ khiến ông trăn trở. Khi ông thất vọng cô đơn, thiên nhiên lạnh lẽo trầm lắng, khi ông vội vã sống, vội vã yêu, thiên nhiên tươi sáng chan hòa. Tuy nhiên nếu như để tâm hồn mình cũng ngập chìm trong đó, ta sẽ thấy vương vấn man mác một nỗi buồn mới nhìn tưởng như là muôn thuở nhưng nhìn kĩ thì nó mang dấu ấn của một lớp người, của một thời đại đã qua có thể được sự cảm thông của nhiều thế hệ sau.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư