Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trường bạn tổ chức cuộc thi Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước ( Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ ). Bạn hãy thành lập nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu để tham gia cuộc thi và viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình. (10 mẫu)

Trường bạn tổ chức cuộc thi Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước ( Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ ). Bạn hãy thành lập nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu để tham gia cuộc thi và viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình. (10 mẫu)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
4
0
0
Tôi yêu Việt Nam
12/09 15:01:39

Mẫu 1

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài

Đề tài của bài viết chính là vấn đề được lựa chọn để nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu, bạn nên chọn vấn đề mới hoặc cách nhìn mới về vấn đề có tính thiết thực, khơi gợi được ở người đọc mối quan tâm, hứng thú.

Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc

Bạn cần trả lời các câu hỏi: Bản báo cáo này được viết với mục đích gì? Người đọc bản báo cáo này là ai? Từ đó, xác định nội dung, cách viết phù hợp.

Thu thập tài liệu:

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, bạn cần tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài như báo chí, sách biên khảo, bài phỏng vấn chuyên gia, các công trình nghiên cứu khoa học... Bạn có thể đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu bằng cách trả lời những câu hỏi: Tài liệu được công bố khi nào? Ai là tác giả? Đơn vị công bố...

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Bạn đã xử lí các tư liệu thu thập được và phác thảo các ý tưởng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, dự tính những trích dẫn, cước chú và phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng.

Lập dàn ý:

Từ các ý đã tìm được, bạn sắp xếp các ý đảm bảo các phần trong bố cục bài báo cáo. Các đề mục cần được diễn đạt rõ ràng-loogic. Liên kết cùng hướng về làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu.

Bước 3: Viết bài:

Mẫu 2

Nhan đề: Khái quát đề tài nghiên cứu: Gìn giữ và phát huy giá trị đặc sắc của làn điệu then tính ở Tỉnh Bắc Kạn - Dàn ý

Tóm tắt

Hát then đàn tính mang tính chất lễ và hội, ngoài mang yếu tố tâm linh để cầu một mùa vụ bội thu còn để giải trí, giãi bày và thể hiện nỗi lòng và tình yêu đôi lứa. Người hát then trong dịp lễ tết là những người đại diện cho cộng đồng giao tiếp với thần linh, cầu cho mùa màng bội thu, đời sống của nhân dân no ấm. Ngày nay hát then đàn tính được sân khấu hoá nhiều hơn, xuất hiện rộng rãi trong nhiều dịp sinh hoạt văn hoá của người dân Bắc Kạn. Tuy nhiên trong một bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay, việc yêu thích cũng như biểu diễn các làn điệu then đã không còn được như trước. Vì thế vấn đề bảo tồn và giữ gìn những giá trị đặc sắc của hát then đàn tính là hết sức cần thiết.

Cơ sở lí thuyết: nêu khái niệm, lí thuyết nền tảng.

Kết quả nghiên cứu:

Trình bày kết quả nghiên cứu theo từng mục tương ứng:

I. Một số vấn đề về liên quan đến làn điệu hát then đàn tính ở Bắc Kạn.

Hát then là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc Tày, Nùng và của một số vùng núi dân tộc phía Bắc. Theo quan niệm của người Tày, then có nghĩa là “Trời”. Hát then là một loại hình tín ngưỡng dân gian có nội dung thuật lại những hành trình của con người lên thiên giới với mong muốn cầu xin những điều tốt lành.

Dịp diễn ra các sự kiện quan trọng như lễ cầu mùa, cầu yên, cấp sắc… đồng bào dân tộc thường xuyên hát then, thực hiện nghi lễ cùng với đàn tính, thẻ âm dương, hát then…

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở Bắc Kạn hiện nay

Đồng bào dân tộc Tày, Nùng chiếm hơn 70% dân số cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Hát then là một nhu cầu sinh hoạt tâm linh, văn hoá, tinh thần không thể thiếu của đồng bào nơi đây. Một số gia đình của người dân tộc Tày, Nùng khá giả thậm chí còn mời những nghệ nhân về hát then để cầu tài lộc, bình anh. Ở xã Yên Cư có khoảng 20% số gia đình đầu năm thường mời nghệ nhân về để hát then. Điều đó cho thấy những nghệ nhân hát then rất được trân trọng, đặc biệt ở những vùng nông thôn, bản vùng cao. Đó cũng là cách tồn làn điệu hát then đàn tính một cách hiệu quả nhất hiện nay.

Mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian vừa qua tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều hình thức để bảo tồn và phổ biến làn điệu hát then trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh thường xuyên sưu tầm, dàn dựng nhiều làn điệu then cổ để biểu diễn ở những vùng sâu, vùng xa, những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với mong muốn để làn điệu hát then được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hoá của quần chúng.

Tuy nhiên có một vấn đề đáng lo ngại là các nghệ nhân hát then cao tuổi ngày càng ít dần, làn điệu then chưa hấp dẫn đến bộ phận giới trẻ, vì thế trong tương lai làn điệu hát then có nguy cơ bị mai một.

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy nét đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn

Như trên đã nói làn điệu hát then có vai trò quan trọng đến với đời sống văn hoá tinh thần của người tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các dân tộc khác nói chung. Bởi các làn điệu hát then không chỉ mang tính chất giải trí, là món ăn tinh thần sau ngày những ngày làm việc căng thẳng mà còn là hình thức sinh hoạt mang tính chất tâm linh, tế lễ, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa vụ ấm no cho buôn làng.

Di sản hát then đàn tình đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm vinh dự tự hào của người Tày nói riêng và của các dân tộc anh em khác ở vùng Đông Bắc nói chung. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy di sản hát then đàn tính là vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá quý báu của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Kết luận: Khái quát những ý chính từ kết quả nghiên cứu: Giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn là một trong những vấn đề được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn hết sức quan tâm. Đây là một việc làm khó, đòi hỏi phải có sự chung sức của toàn thể nhân dân, đặc biệt của bộ phận giới trẻ, những người có vai trò quan trọng đến việc giữ gìn và quảng bá làn điệu then tính.

Mẫu 3

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Tóm tắt:

     Theo nghĩa Hán - Việt cốt là xương, cách là tiêu chuẩn, phạm vi, quy định. Nói tới cốt cách của con người là nói đến nét đặc sắc, đặc trưng về tính cách của một con người hoặc của một tầng lớp xã hội. Chẳng hạn, người ta nói tới cốt cách nhà Nho, cốt cách nhà tri thức, cốt cách nhà văn... Nói tới cốt cách của một dân tộc thì không chỉ nói tới những nét đặc sắc, đậm đà được biểu hiện qua tính cách mà còn thông qua toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc. Cốt cách dân tộc là cái tương đối ổn định, bền vững bởi nó được hình thành, tạo dựng và khẳng định trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc. Lĩnh vực thể hiện rõ nhất cốt cách dân tộc, tinh thần dân tộc là văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc là biểu hiện sống động của cốt cách dân tộc qua bao thăng trầm của lịch sử. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng chính là giữ gìn cốt cách dân tộc. Cốt cách dân tộc được coi là "chất", là "bộ gien" của mỗi dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là bảo vệ, giữ gìn bộ gien quý đó. Một nền văn hóa giữ được cốt cách dân tộc sẽ là một nền văn hóa có đủ "sức khỏe" để đề kháng, chống lại sự "ô nhiễm văn hóa" hay "xâm lăng văn hóa" một cách vô thức hay có chủ định. Đây là một điều kiện cơ bản để "tiếp biến" văn hóa trước sự tác động nhiều chiều, phức tạp của khách quan được thực hiện một cách chủ động, tích cực. 

I. Một số vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Mường

     Để hiểu được khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu khái niệm văn hóa là gì? Theo Lênin, “Nền văn hóa vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản bịa đặt ra. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách áp bức của xã hội tư bản, địa chủ và của xã hội quan liêu”.

      Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản (tồn tại – being) người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng”.

     Theo Đào Duy Anh trong sách Việt Nam văn hóa sử cương: “Văn háo tức là sinh hoạt”.

     Qua một số nghiên cứu vừa tìm hiểu ở trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc trong lịch sử trong phát triển mà qua đó chúng ta biết được dân tộc này với dân tộc khác trong đời sống cộng đồng”.

     Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam, chính nơi đây các nhà khảo cổ học đã tìm ra những chứng tích của một nền văn hóa. Ngưởi Mường còn có những tên gọi khác nhau Mol, Mual, Mon. Bản sắc văn hóa Mường là những nét riêng độc đáo biểu hiện trong các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà cộng đồng người Mường đã sáng tạo và tích lũy trong lịch sử của mình, những giá trị này được kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ, và cũng được vận động biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của văn hóa tộc người gắn liền với sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hướng tới một nền văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú về sắc thái chứ không phải là một nền văn hóa nghèo nàn, giống nhau, cùng khuôn mẫu. Đa dạng, phong phú hoàn toàn đối lập với sự nghèo nàn, đơn điệu. Đa dạng, phong phú về bản sắc là một thuộc tính của văn hóa thể hiện khả năng sáng tạo của các dân tộc trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Ngày nay, hội nhập quốc tế, một mặt, tạo điều kiện để các nền văn hóa dân tộc được giao lưu, hợp tác và phát triển; mặt khác, cũng tạo ra xu hướng toàn cầu hóa về ngôn ngữ, về văn hóa, về lối sống và quan niệm giá trị. Quá trình đó đặt các dân tộc trước nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời còn ẩn chứa nguy cơ làm suy giảm tính sáng tạo của các dân tộc trong quá trình phát triển. 

     Hòa Bình đã tổ chức những công tác hữu hiệu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình như Công tác xây dựng đời sống văn hóa; Tổ chức tốt các cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, bản, khối văn hóa”, “Cơ quan văn hóa”; Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa.

     Kết quả đạt được trong năm 2013 có 1400/1364 làng bản đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 102,6%; 155000/146838 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 105,05%; 570/548 cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 104%.

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở nước ta

     Con người là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của thế giới tự nhiên và là một bộ phận không thể tách rời thế giới đó. Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người ngày càng ý thức rõ rệt về mối quan hệ hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, con người với con người. "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" đã trở thành triết lý sống của con người trong mọi thời đại. Ngày nay, trước sự tác động của biến đổi khí hậu và sự bất ổn tàn khốc của chiến tranh, khủng bố đang hằng ngày hằng giờ cảnh báo cho loài người phải biết quan tâm đến việc sống hòa hợp với tự nhiên và xã hội như một nhân tố không thể thiếu để phát triển, trong đó có phát triển kinh tế.

     Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn tất cả những mặt tích cực trong bản sắc văn hóa dân tộc; khắc phục, loại bỏ những hủ tục; phát huy những yếu tố tích cực, tốt đẹp. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc Mường là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

     Đối với dân tộc Mường nói riêng, việc giữ gìn bản sắc văn hóa nhằm củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; góp phần tạo nền tảng cho hội nhập hợp tác phát triển bền vững; thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

III. Kết luận

Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi nhiều giải pháp tích cực, liên quan đến đời sống văn hóa của nhân dân và dân tộc. Trong đó, vai trò của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ người Mường hãy tiếp nối, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó.

Mẫu 4

Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam. Trước sự tác động của kinh tế thị trường, của hội nhập quốc tế sâu rộng và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một, pha trộn, lai căng không còn giữa được bản sắc. Do vậy, việc khẳng định giá trị văn hóa của các dân tộc là vấn đề cấp bách.

I. Một số vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Mường

     Để hiểu được khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu khái niệm văn hóa là gì? Theo Lênin, “Nền văn hóa vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản bịa đặt ra. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách áp bức của xã hội tư bản, địa chủ và của xã hội quan liêu”.

      Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản (tồn tại – being) người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng”.

     Theo Đào Duy Anh trong sách Việt Nam văn hóa sử cương: “Văn háo tức là sinh hoạt”.

     Qua một số nghiên cứu vừa tìm hiểu ở trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc trong lịch sử trong phát triển mà qua đó chúng ta biết được dân tộc này với dân tộc khác trong đời sống cộng đồng”.

     Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam, chính nơi đây các nhà khảo cổ học đã tìm ra những chứng tích của một nền văn hóa. Ngưởi Mường còn có những tên gọi khác nhau Mol, Mual, Mon. Bản sắc văn hóa Mường là những nét riêng độc đáo biểu hiện trong các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà cộng đồng người Mường đã sáng tạo và tích lũy trong lịch sử của mình, những giá trị này được kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ, và cũng được vận động biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của văn hóa tộc người gắn liền với sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay

     Hòa Bình đã tổ chức những công tác hữu hiệu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình như Công tác xây dựng đời sống văn hóa; Tổ chức tốt các cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, bản, khối văn hóa”, “Cơ quan văn hóa”; Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa.

     Kết quả đạt được trong năm 2013 có 1400/1364 làng bản đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 102,6%; 155000/146838 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 105,05%; 570/548 cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 104%.

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở nước ta

     Nói đến con người Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam hoàn toàn không có nghĩa là nói đến một cái gì đó có tính chất khuôn mẫu, cố định. Đây là một khái niệm động, nó không ngừng vận động, phát triển để tự hoàn thiên và nâng cao. Từ đó, mang đến một cái nhìn toàn diện, sáng tạo, bất ngờ cho truyền thống.

     Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn tất cả những mặt tích cực trong bản sắc văn hóa dân tộc; khắc phục, loại bỏ những hủ tục; phát huy những yếu tố tích cực, tốt đẹp. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc Mường là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

     Đối với dân tộc Mường nói riêng, việc giữ gìn bản sắc văn hóa nhằm củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; góp phần tạo nền tảng cho hội nhập hợp tác phát triển bền vững; thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

IV. Kết luận

     Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi nhiều giải pháp tích cực, liên quan đến đời sống văn hóa của nhân dân và dân tộc. Trong đó, vai trò của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ người Mường hãy tiếp nối, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó.

Mẫu 5

Chẳng thơm cũng thể hoa nhàiDầu không thanh lịch cũng người Tràng An.

(Ca dao)

Vâng, câu ca dao ấy đã khái quát những nét thanh lịch của con người mảnh đất ngàn năm văn hiến. Có lẽ, chính những nét đẹp đó đã để lại trong lòng mỗi người con của mảnh đất này thật nhiều hoài niệm. Là nhà văn sinh ra ở đất kinh kỳ, Nguyễn Khải đã thể hiện sự tinh tế nhạy cảm của mình trước những nét văn hóa rất riêng của Hà Nội qua truyện ngắn “Một người Hà Nội” được rút từ tập “Hà Nội trong mắt tôi”. Tác phẩm không chỉ thể hiện sự nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp văn hoá của miền đất này, không chỉ là sự xót xa cho sự mai một của những giá trị văn hoá. Mà quan trọng hơn là cả tác phẩm đã để lại cho mỗi chúng ta thật nhiều suy ngẫm về việc giữ gìn bản sắc văn hoá trong cuộc sống hôm nay.

Có thể nói, “Một người Hà Nội” là một truyện ngắn thành công của Nguyễn Khải. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là bà Hiền trong mối quan hệ với sự biến đối của thời cuộc. Những nét đẹp tinh túy nhất của người Tràng An dường như đã được hội tụ ở nhân vật này. Một trong những nét đặc sắc của tác phẩm là ở chỗ tác giả không đi sâu vào những sự kiện lớn, ngược lại ông dùng ngòi bút của mình vào những điều hết sức bình thường, giản dị hằng ngày của cuộc sống nhưng qua đó vẫn làm nổi bật được những nét tính cách độc đáo của nhân vật. Những nét đẹp trong suy nghĩ của bà Hiền được thể hiện trước tiên qua cái cách mà bà chọn chồng là một ông giáo tiểu học hết sức bình thường “khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc”, cái quyết định dừng sinh con ở tuổi bốn mươi, trái hoàn toàn với quan niệm “trời sinh voi, trời sinh cỏ” của xã hội ta lúc bây giờ... Là một người phụ nữ nhưng bà luôn chủ động, tự tin việc quản lý gia đình bởi bà ý thức rất rõ vai trò quan trọng của một người vợ, người mẹ: “người đàn bà mà không là nội tướng thì cái gia đình ấy chả ra sao”. Không những thế, là một người mẹ, bà uốn nắn con từ cái nhỏ nhất như ngồi ăn, chuyện cầm bát, cầm đũa, múc canh... Rồi khi hai đứa con trai lần lượt xin ra chiến trường, người mẹ ấy “cũng đau đớn mà bằng lòng” vì không muốn con sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Ở bà người ta vẫn thấy sáng lên một niềm tin mãnh liệt vào vẻ đẹp trường tồn vĩnh cửu của Hà Nội: “Mỗi thế hệ đều có một thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi”. Có thể nói cái cốt cách của Hà Nội còn được thể hiện rất rõ trong cách ứng xử nhân vật này. Đó là sự linh hoạt đầy bản lĩnh trước những đổi thay của cuộc sống, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn dám sống là mình, thẳng thắn, chân thành, giàu lòng tự trọng nhưng cũng hết sức khéo léo, thông minh. Con người ấy vẫn luôn giữ gìn những nét đặc trưng trong lối sống của người Hà Nội lộ cái quý phái, sang trọng, lịch lãm của người Hà Thành từ cách ăn mặc bài trí nhà cửa, từ cái cảm nhận hết sức tinh tế “trời rét, mưa rây lả lướt dù đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt” đến cái cách lau chùi bát hoa thuỳ rong ngày giáp Tết một cách hết sức tỉ mỉ... đã cho thấy nét đẹp văn hoá trường tồn vĩnh cửu ở một người Hà Nội hết sức bình dị nơi mảnh đất văn hiến này. Trong nhân vật bà Hiền vừa có một Hà Nội trí tuệ, hiện đại, thức thời lại vừa tồn tại một Hà Nội đài các kiêu sa, cổ kính, với chiều sâu văn hoá. Dù đã có tuổi, bà Hiền vẫn là “hạt bụi vàng của Hà Nội”.

Thế nhưng câu chuyện của Nguyễn Khải đâu chỉ dành cho con người của Hà Nội mà còn hướng đến tất cả những người Việt Nam nói chung để gửi đến thông điệp về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Văn hoá có thể một cách đơn giản là tất cả những giá trị, những nét đẹp về vật chất và tinh thần của xã hội, chừng nào con người còn tổn tại thi văn hoá cũng sẽ vẫn còn. Dù ở bất kỳ thời đại nào thì văn hoá cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bản sắc văn hoá là những đặc điểm riêng của mỗi dân tộc, góp phần không vào việc hình thành nên một quốc gia độc lập. Và có lẽ cũng không phải vô cớ mà Nguyễn Trãi khi xưa đã nhắc đến truyền thống văn hoá của dân tộc ngay sau khi tư tưởng nhân nghĩa ở phần mở đầu của “áng thiên cổ hùng văn” - Đại cáo bình Ngô:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạoNhư nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâu”

Mỗi dân tộc cần phải có một nền văn hóa riêng cũng giống như mỗi cá nhân trong cuộc đời phải có cá tính riêng để làm nên cái “tôi” của chính mình phân biệt mình với người khác. Một đất nước làm sao có thể tồn tại bền vững khi mà nhắc đến nó, người ta chăng có cớ gì để nhớ, chẳng có gì để nói. Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên truyền thông của một dân tộc. Những giá trị văn hoá phi vật thể cũng phần nào phản ánh tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, tâm hồn con người. Văn hoá Việt giản dị nhưng có chiều sâu và có bản sắc riêng. Con người Việt Nam bình dị, hết sức tinh tế nhưng cũng vô cùng anh dũng, kiên cường. Chính truyền thống văn hoá tạo nên cội nguồn, gốc rễ cho dân tộc, từ đó hình thành nên ở con người Việt Nam lòng tự hào, tự tôn dân tộc, một niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Tôi chợt nghĩ đến hình ảnh cây si ở đền Ngọc Sơn mà Nguyễn Khải đã từng nhắc đến trong “Một người Hà Nội”. Gió bão có thể thế làm nghiêng cả tán, bật cả rễ nhưng qua bao phong ba bão táp, bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nó lại hồi sinh, trổ lộc non. Văn hoá góp phần làm nên cái “vàng son” cho quá khứ, còn quá khứ góp phần hun đúc nên những phẩm chất tốt đẹp của con người bởi văn hoá thường hướng con người ta đến những giá trị đẹp đẽ của cuộc sống, hướng con người ta đến cái chân, thiện, mỹ, làm cho con người sống tốt hơn. Bên cạnh đó, những công trình kiến trúc, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử... không chỉ cho thấy những nét văn hóa rất riêng của đất nước Việt Nam mà còn đóng góp không nhỏ vào việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè thế giới. Chưa kể đến doanh thu không nhỏ cho ngành dịch vụ từ du lịch nội địa và quốc tế từ việc quảng bá hình ảnh đó, vị thế của Việt Nam chắc chắn sẽ được cải thiện, được nâng cao trên trường quốc tế, rất nhiều cơ hội mở ra cho việc giao lưu cả về mặt kinh tế, chính trị phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Vì thế nếu chúng ta không có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của chính dân tộc mình thì tự chúng ta sẽ làm mất đi vị thế riêng của mình, sẽ bị hoà tan trong những nền văn hoá khác trên thế giới. Có những thứ khi đã mất đi ta vẫn có thể lấy lại được nhưng có những điều nêu không níu giữ thì nó sẽ tuột khỏi tay ta mãi mãi.

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, có rất nhiều thuận lợi khi chúng ta mở cửa, giao lưu với các nước trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội để quảng bá cho văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế nhưng nếu như chúng ta không có ý thức giữ bản sắc văn hoá dân tộc thì sẽ làm mất dần đi những giá trị văn hoá độc đáo. Làm sao để hoà nhập mà không hoà tan là một vấn để không đơn giản không phải là không thể làm được nếu như mỗi người chúng ta đều có ý thức giữ gìn những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình, đặc biệt là thế hệ trẻ nay. Mỗi người hãy tự trau dồi cho mình vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc làm sao để bạn bè quốc tế hiểu và yêu thích văn hóa của đất nước chúng ta cũng là một cách để giữ gìn bản sắc văn hoá bởi ai đó đã từng nói rằng: “cho đi cũng là cái còn lại mãi mãi”. Việc giữ gìn truyền thống văn hoá phải bắt đầu từ việc giữ gìn truyền thống của mỗi gia đình, mỗi địa phương, vùng miền cụ thể. Và mỗi nét đặc sắc trong văn hoá của hơn năm mươi dân tộc sẽ làm nên một nền văn hoá Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc. Mỗi người dân phải tự có ý thức bảo vệ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của vùng miền mình, của đất nước mình. Nhà nước cần có những biện pháp thích đáng đối với những hành vi gây tác động xấu đến văn hoá, song song với những chính sách hợp lý để trùng tu, bảo tồn những di tích, danh lam và giữ gìn những giá trị văn hoá phi vật thể. Có thể nói, việc giữ gìn những giá trị văn hoá không phải là trách nhiệm của riêng ai mà cần có sự tham gia của tất cả mọi người, không phải bằng khẩu hiệu, bằng lời nói mà những việc làm hết sức cụ thể.

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giữ gìn được những giá trị văn hóa của mình bởi lẽ cuộc sống cũng có những biến cố (chiến tranh, thiên tai...) có thể làm cho những công trình văn hoá bị xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang hằng ngày cố gắng tìm mọi cách để có thể giữ gìn được phố cổ Hà Nội, chùa Một Cột... Việt Nam vinh dự được UNESCO công nhận một số công trình văn hoá vật thể và phi vật thể là di sản văn hoá thế giới chứng tỏ sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của chúng ta trong việc phát huy những giá trị văn hoá dân tộc. Cuộc sống hiện đại hối hả hơn, con người ta bận rộn hơn, điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng hơn bao giờ hết nhưng sâu thẳm trong mỗi chúng ta là một tâm hồn Việt, một cốt cách Việt. Tuy nhiên, giữ gìn bản sắc văn hoá không có nghĩa là không có sự giao lưu, học hỏi. Mỗi nền văn hóa đều có những thế mạnh riêng của nó. Tiếp thu một cách hợp lí có chọn lọc sẽ là điều kiện để làm giàu có thêm vốn văn hoá của dân tộc. Ngoài ra, cũng chính từ sự giao lưu ấy mà ta có thế biết được điểm mạnh điểm yếu trong nền văn hoá của mình, từ đó có thể phát huy những điểm mạnh đồng thời học hỏi những kinh nghiệm để có thể khắc phục những chỗ còn khiếm khuyết.

Có thể nói giữ gìn bản sắc văn hoá không chỉ có ý nghĩa với cộng đồng dân nhân loại mà còn rất ý nghĩa đối với mỗi con người vì những giá trị văn hóa được thể hiện trong nếp sống, nếp nghĩ hằng ngày của mỗi con người.

Mẫu 6

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội.

Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm.

Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt… Đây là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. Ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều. Trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về “chát”, về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kỹ, lạc hậu… Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lai hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay.

Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế.

Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu.

Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc văn hoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì? Và những thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo