Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá. a. Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. (Ca dao) b. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà. c. Đời người có một gang tay Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang. (Ca dao) d. Bài văn này tôi chỉ làm vào trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.

Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.

a. Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

(Ca dao)

b. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà.

c. Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

(Ca dao)

d. Bài văn này tôi chỉ làm vào trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
3
0
0
Nguyễn Thu Hiền
12/09 15:19:47

Câu b và câu d thuộc loại câu nói khoác; câu a và câu c là những cầu sử dụng biện pháp tu từ nói quá.

Nói khoác và nói quá có vẻ giống nhau, nhưng thực chất, chúng khác nhau ở một số điểm sau đây:

- Về bản chất: Nói khoác hoàn toàn bất chấp thực tế, không nói thành có, ví dụ: Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà. Thực tế, sàn nhà chẳng thể nào ướt sũng do mồ hôi của người đổ ra. Nói quá cũng là phóng đại, nhưng nó tác động đến tâm lý người đọc, người nghe theo cách khác. Nói về chuyện đổ mồ hôi, nhưng câu ca dao Mô hội thánh thót như mưa ruộng cày không khiến người đọc bắt bẻ: làm gì có chuyện mồ hôi đổ xuống ruộng cày như mưa. Ngược lại, nó cất lên tiếng nói đáng được cảm thông, dẫn dắt người đọc theo hướng thấu hiểu sự khó nhọc vô cùng của những người cày đồng giữa buổi trưa. Hiệu quả của biện pháp tu từ nói quá là như thế.

- Về mục đích: Nói quá là biện pháp tu từ, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp cũng như trong văn học. Ở VB nghệ thuật, biện pháp tu từ này tác động mạnh đến người đọc, tạo được hiệu quả thẩm mĩ rõ rệt. Nhưng nói khoác có khi chỉ để khoe khoang bản thân một cách tầm thường, có khi nhằm thu hút sự chú ý của người nghe qua những câu chuyện mua vui, giải trí. Trong giao tiếp thông thường, người hay nói khoác dễ bị coi là thiếu tư cách, vì thế, HS không nên nói khoác.

Nói quá

Nói khoác

Về bản chất

Cũng là phóng đại, nhưng nó tác động đến tâm lý người đọc, người nghe theo cách khác. Nói về chuyện đổ mồ hôi, nhưng câu ca dao Mồ hội thánh thót như mưa ruộng cày không khiến người đọc bắt bẻ: làm gì có chuyện mồ hôi đổ xuống ruộng cày như mưa. Ngược lại, nó cất lên tiếng nói đáng được cảm thông, dẫn dắt người đọc theo hướng thấu hiểu sự khó nhọc vô cùng của những người cày đồng giữa buổi trưa. Hiệu quả của biện pháp tu từ nói quá là như thế.

Hoàn toàn bất chấp thực tế, không nói thành có, ví dụ: Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà. Thực tế, sàn nhà chẳng thể nào ướt sũng do mồ hôi của người đổ ra.

Về mục đích

Là biện pháp tu từ, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp cũng như trong văn học. Ở VB nghệ thuật, biện pháp tu từ này tác động mạnh đến người đọc, tạo được hiệu quả thẩm mĩ rõ rệt.

Có khi chỉ để khoe khoang bản thân một cách tầm thường, có khi nhằm thu hút sự chú ý của người nghe qua những câu chuyện mua vui, giải trí. Trong giao tiếp thông thường, người hay nói khoác dễ bị coi là thiếu tư cách.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo