Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên. Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà ĐiểmVà ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta... ( Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cách sử dụng các chất liệu của văn hoá dân gian của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có ý phụ)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(Nếu cảm nhận đoạn thơ mà không làm rõ ý phụ phần nhận xét thì không tính điểm cấu trúc)2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong chương Đất Nước, cách sử dụng các chất liệu của văn hoá dân gian của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài: 0.25
– Giới thiệu Nguyễn Khoa Điềm và trường ca “Mặt đường khát vọng”, chương “Đất Nước”.
– Nêu vấn đề cần nghị luận
3.2.Thân bài: 3.50
a. Khái quát về trường ca, chương V, đoạn thơ: 0.25 đ
- Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cảm hứng chung của tác phẩm;
- Vị trí, nội dung đoạn thơ.
b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: 2.5đ
- Về nội dung: (2.0đ)
+ Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” qua góc nhìn về địa lý: nhà thơ đã nhìn ngắm Đất Nước mình qua các danh thắng trải dài từ Bắc chí Nam. Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật liệt kê (liệt kê những địa danh), sử dụng động từ “góp” để diễn tả hình ảnh của nhân dân hóa thân thành những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp cho Đất Nước(1.5)
+ Ở miền Bắc, danh thắng ấy hiện lên với núi Vọng Phu, hòn Trống Mái biểu tượng cho vẻ đẹp của tình yêu thủy chung bền vững.
+ Đó còn là vẻ đẹp người anh hùng làng Gióng với chứng tích “ao đầm ” hình móng chân ngựa mọc đầy quanh chân núi Sóc Sơn (Hà Nội). Đó là quần thể núi non hùng vĩ “chín mươi chín con voi” bao quanh núi Hi Cương (Phú Thọ) nơi đền thờ vua Hùng ngự trị. Đó là “con cóc con gà quê hương góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”. Tất cả nhằm nhắc nhở chúng ta nhớ về truyền thống đánh giặc giữ nước, công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước của cha ông.
+ Ở miền Trung, nhà thơ đưa ta về với vùng đất Quảng Ngãi để chiêm ngưỡng “núi Bút, non Nghiên” do cậu học trò nghèo dựng nên. Đó là biểu tượng của truyền thống hiếu học của nhân dân đã góp cho đất nước bao tên tuổi.
+ Ở miền Nam, danh thắng là con sông Cửu Long hiền hòa, tươi đẹp: “Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm”. Là những người dân hiền lành, chăm chỉ góp nên “tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”. Đó là “Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”.+ Bốn câu thơ cuối nâng ý thơ lên tầm khái quát: sự hóa thân của Nhân Dân vào bóng hình Đất Nước. Nhân Dân chính là người đã tạo dựng, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, khắp mọi miền đất nước này: (0.5)
+ Hai câu đầu là khẳng định dáng hình của Nhân Dân trong không gian Đất Nước “trên khắp ruộng đồng gò bãi”. Bóng hình ấy của nhân dân không chỉ làm cho đất nước thêm phần tươi đẹp mà còn mang “một ao ước, một lối sống cha ông”. Nghĩa là nhân dân không chỉ góp danh lam thắng cảnh, mà còn góp vào đó những giá trị tinh thần, là phong tục, tập quán, là truyền thống văn hóa lưu dấu tới mai sau.
+ Hai câu cuối, hình tượng thơ được nâng dần lên và chốt lại bằng một câu đầy trí tuệ: “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”. “Núi sông ta” sở dĩ có được là nhờ “những cuộc đời” đã hóa thân để góp nên. Nhân Dân không chỉ góp tuổi, góp tên mà còn góp cả cuộc đời và số phận mình. Ý thơ giản dị mà sâu sắc khiến ta hình dung Đất Nước thật gần gũi và thân thuộc.
- Về nghệ thuật: ( 0.5)
+ Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, tự nhiên được viết theo thể thơ tự do.
+ Câu thơ mở rộng kéo dài, biến hóa linh hoạt tạo cho đoạn thơ giàu sức gợi cảm và khái quát cao.
+ Thủ pháp liệt kê địa danh, nhà thơ luôn viết hoa hai chữ Đất Nước thể hiện sự thành kính thiêng liêng.
+ Động từ “góp” được nhắc lại nhiều lần.
c. Nhận xét cách sử dụng các chất liệu của văn hoá dân gian của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. 0.75đ
- Chọn những chất liệu tiêu biểu của văn hoá dân gian: sự tích núi Vọng Phu, truyền thuyết Thánh Gióng - những câu chuyện gắn với những huyền thoại, huyền tích…trong mấy ngàn năm qua được nhắc đến tự nhiên bằng ý nghĩa, bằng hình ảnh chi tiết, bằng cách nói đậm chất dân gian; ( 0.25)
- Việc chọn từ những chất liệu tiêu biểu của văn hoá dân gian, sử dụng nhuần nhị, sáng tạo những chất liệu ấy có ý nghĩa: ( 0.5)
+ Giúp người đọc cảm nhận và xúc động thấm thía những nỗi đau trong cuộc đời, thân phận, những vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách người Việt.
+ Đem đến cái nhìn mới mẻ, độc đáo về không gian địa lí của đất nước: mỗi danh lam thắng cảnh được nhìn nhận như một phần tâm hồn máu thịt của Nhân Dân, sự đóng góp của Nhân Dân; mỗi ngọn núi, dòng sông, ruộng đồng, gò bãi…như có linh hồn, như mang tâm trạng, tính cách Nhân Dân.
3.3.Kết bài: 0.25
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ trong chương Đất Nước;
- Nêu cảm nghĩ về đất nước, vai trò của nhân dân và văn hoá dân gian.4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câuHôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |