Hình 2.6 mô tả thí nghiệm với quả cầu A, máng nghiêng và khối gỗ B.
a) Quả cầu A lăn từ giữa máng nghiêng xuống đập vào khối gỗ B và làm khối gỗ dịch chuyển | b) Quả cầu A lăn từ đỉnh máng nghiêng xuống đập vào khối gỗ B vả làm khối gỗ dịch chuyến |
Hình 2.6
a) So sánh quãng đường dịch chuyển của khối gỗ B trong hai trường hợp hình 2.6a và hình 2.6b. Giải thích về sự khác biệt này.
b) Thay quả cầu A bằng quả cầu A’ (quả cầu A’ có khối lượng lớn hơn quả cầu A) và lặp lại thí nghiệm. Dự đoán và giải thích kết quả thí nghiệm đó.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Khi ở vị trí (2), quả cầu A có thế năng trọng trường lớn hơn vị trí (1). Do đó, khi lăn xuống chân máng nghiêng, động năng của quả cầu A lớn hơn và có khả năng sinh công lớn hơn khi va chạm với khối gỗ B. Kết quả là ở trường hợp hình 2.6b khối gỗ B dịch chuyển đoạn đường dài hơn trường hợp hình 2.6a.
b) Nếu thay quả cầu A bằng quả cầu A’ có khối lượng lớn hơn, thế năng trọng trường của quả cầu A’ ở vị trí (2) lớn hơn quả cầu A. Do đó, khi lăn xuống chân máng nghiêng, động năng của quả cầu A’ lớn hơn quả cầu A nên có khả năng sinh công lớn hơn khi va chạm với khối gỗ B, làm khối gỗ B dịch chuyển đoạn đường dài hơn hai trường hợp hình 2.6a và hình 2.6b.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |