Một người làm vườn đã cắt các cành của một cây cẩm tú cầu sau đó đem giâm mỗi cành đã cắt vào một chậu (chậu A, B, C) chứa đất có độ pH khác nhau, các chế độ chăm sóc giống nhau ở cả ba chậu cây. Kết quả thu được về màu hoa ở ba cây thí nghiệm được mô tả trong bảng sau:
Các giải thích kết quả thí nghiệm thu được dưới đây đúng hay sai?
(1) Các cây cẩm tú cầu ở ba chậu cây có kiểu gene quy định màu hoa khác nhau. | |
(2) Độ pH khác nhau làm cho gene quy định màu hoa bị đột biến thành các allele quy định màu hoa khác nhau. | |
(3) Các cây cẩm tú cầu này có cùng một kiểu gene quy định màu hoa nhưng kiểu hình khác nhau. | |
(4) Sự biểu hiện của gene quy định màu hoa ra tính trạng ở cẩm tú cầu phụ thuộc vào độ pH của đất. | |
(5) Nếu cắt cành của cả ba cây trong chậu A, B, C này sau đó cùng trồng trong chậu đất có pH = 7, các cây này sẽ cho hoa có ba màu: xanh tím, trắng và đỏ hồng. |
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1 – Sai: Các cây cẩm tú cầu ở 3 chậu đều được phát triển từ cành cắt của một cây gốc ban đầu nên có kiểu gene giống nhau.
2 – Sai: Gene quy định màu hoa không bị đột biến, mà đây là trường hợp độ pH ảnh hưởng đến sự biểu hiện của một gene (ở các độ pH khác nhau, gene sẽ biểu hiện thành các kiểu hình màu sắc hoa khác nhau).
3 – Đúng: Các cây cẩm tú cầu này có cùng một kiểu gene quy định màu hoa nhưng kiểu hình khác nhau.
4 – Đúng: Sự biểu hiện của gene quy định màu hoa ra tính trạng ở cẩm tú cầu phụ thuộc vào độ pH của đất.
5 – Sai: Nếu cắt cành của cả ba cây trong chậu A, B, C này sau đó cùng trồng trong chậu đất có pH = 7 thì tất cả các cây sẽ có màu trắng do các cây này vừa có cùng kiểu gene vừa có cùng điều kiện môi trường (độ pH giống nhau).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |