Galileo Galilei là người phát hiện ra quãng đường chuyển động của vật rơi tự do tỉ lệ thuận với bình phương của thời gian. Liên hệ giữa quãng đường chuyển động s (mét) và thời gian chuyển động x (giây) được cho bởi hàm số s = 4,9x2. Người ta thả một vật nặng từ độ cao 56 m trên tháp nghiêng Pi–sa xuống đất (sức cản của không khí không đáng kể).
a) Hỏi sau thời gian 2,5 giây vật nặng còn cách mặt đất bao nhiêu mét?
b) Khi vật nặng còn cách mặt đất 17,584 m thì nó đã rơi thời gian bao nhiêu giây?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Ta có công thức s = 4,9x2
Thay x = 2,5 giây vào công thức trên ta có: S = 4,9.2,52 = 30,625 (m).
Vậy sau thời gian 2,5 giây vật nặng còn cách mặt đất số mét là:
56 ‒ 30,625 = 25,375 (m).
b) Quãng đường vật nặng đi được khi vật nặng còn cách mặt đất 17,584 m là:
56 – 17,584 = 38,416 (m).
Thời gian vật nặng đi được quãng đường 38,416 m là \(\sqrt {\frac{{38,416}}{{4,9}}} = 2,8\) (giây).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |