Nhiệm vụ 3. Tính các đặc trưng về độ phân tán của dữ liệu bởi độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên.
Yêu cầu: Sử dụng dữ liệu ở Bảng 1, em có nhận xét gì về mức độ đồng đều của điểm Ngữ văn và điểm Ngoại ngữ?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Để biết mức độ đồng đều của điểm Ngữ văn và điểm Ngoại ngữ, em tìm hệ số biến thiên cho từng môn. Để xác định hệ số biến thiên, em tính độ lệch chuẩn và trung bình cộng của từng môn. Khi đó, nếu hệ số biến thiên của môn nào cao hơn thì điểm số có sự biến động. Em sử dụng hàm STDEV.P để tìm độ lệch chuẩn và hàm AVERAGE để tính trung bình cộng. Các bước thực hiện như sau:
1. Điểm Ngữ văn: Tại ô tính J4, nhập công thức =STDEV.P(F2:F42) để tính độ lệch chuẩn; tại ô tính K4, nhập công thức =AVERAGE(F2:F42) để tính trung bình cộng; tại ô tính L4, nhập công thức =J4/K4*100 để tính hệ số biến thiên (Hình 9).
2. Thực hiện tương tự để tính độ lệch chuẩn, trung bình cộng, hệ số biến thiên của điểm Ngoại ngữ.
3. Hiệu chỉnh và định dạng được kết quả như Hình 10.
Như vậy, điểm Ngữ văn và điểm Ngoại ngữ có chênh lệch đáng kể trong phân bố điểm số và có độ biến động cao. Mức độ đồng đều của điểm số trong hai môn học này không cao và có sự biến thiên đáng kể. Đặc biệt, môn Ngoại ngữ có hệ số biến thiên cao hơn rất nhiều so với môn Ngữ văn, cho thấy điểm Ngoại ngữ có sự biến động lớn hơn và không đồng đều so với điểm Ngữ văn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |