Ở một số nơi, người nông dân đã dùng thuốc diệt chuột (các thuốc thuộc nhóm kháng vitamin K; hóa chất warfarin hay superwarfarin như bromadiolone, flocoumafen, brodifacoum, diphacinone,...) hoặc dùng bẫy để diệt chuột.
a) Biện pháp tiêu diệt chuột như vậy có phải là biện pháp kiểm soát sinh học không? Hãy giải thích.
b) Trình bày ưu và nhược điểm của biện pháp diệt chuột nêu trên.
c) Em hãy đề xuất một biện pháp làm giảm số lượng chuột gây hại mà không gây ô nhiễm môi trường cũng như đảm bảo cân bằng hệ sinh thái.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Biện pháp tiêu diệt chuột như vậy không phải là biện pháp kiểm soát sinh học vì: Kiểm soát sinh học là biện pháp làm suy giảm kích thước quần thể sinh vật gây hại và duy trì mật độ của chúng ở trạng thái cân bằng thấp bởi tác nhân kiểm soát sinh học (có thể là động vật, kí sinh trùng, mầm bệnh hoặc các sản phẩm của chúng,...) hoặc bằng cách tăng cường sức đề kháng của vật nuôi, cây trồng. Trong khi đó, thuốc diệt chuột, bẫy vật lí không phải là tác nhân kiểm soát sinh học, đồng thời, khi sử dụng thuốc diệt chuột, bẫy vật lí không chỉ làm suy giảm kích thước quần thể chuột mà có thể tiêu diệt hoàn toàn quần thể chuột.
b) Ưu và nhược điểm của biện pháp diệt chuột nêu trên:
- Ưu điểm: Làm giảm số lượng và có thể tiêu diệt hoàn toàn quần thể chuột; có tác dụng ngăn chặn tác hại của chuột nhanh chóng trong trường hợp chuột tàn phá đồng ruộng ở mức báo động thành dịch, chi phí cho biện pháp diệt chuột này thấp, dễ thực hiện.
- Nhược điểm: Khi sử dụng thuốc diệt chuột, dư lượng thuốc diệt chuột gây hại cho môi trường và các sinh vật khác; có thể tiêu diệt cả các sinh vật có lợi khác làm ảnh hưởng đến chuỗi và lưới thức ăn, gây mất cân bằng hệ sinh thái. Ngoài ra, với biện pháp diệt chuột bằng thuốc hóa học hoặc bẫy vật lí có thể tiêu diệt hoàn toàn quần thể chuột, giảm đa dạng nguồn gene.
c) Để làm giảm số lượng chuột gây hại mà không gây ô nhiễm môi trường cũng như đảm bảo cân bằng hệ sinh thái có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát sinh học để làm giảm số lượng chuột như nuôi mèo để bắt chuột; sử dụng các biện pháp sinh học gây bất dục ở chuột; sử dụng tác nhân gây bệnh ở chuột mà không gây bệnh hay ảnh hưởng đến loài khác; áp dụng biện pháp luân canh để cắt đứt nguồn thức ăn của chuột trong một thời gian nhất định.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |