Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và trả lời các cầu hỏi bên dưới: VỀ HAI CÁCH HIỂU BÀI CA DAO RA ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ Ra đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, Nhớ ai dãi nắng dầu sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà được lưu hành khá rộng rãi và thống nhất trong nhân dân cũng như trong các tập sách sưu tầm, tuyển chọn ca dao. Cả bài vẻn vẹn có bốn câu, lời lẽ rất giản đị, dễ hiểu, tưởng chừng ai cũng hiểu như nhau, chẳng có chuyện gì phải bàn cãi, phân tích ...

Đọc văn bản sau và trả lời các cầu hỏi bên dưới:

VỀ HAI CÁCH HIỂU BÀI CA DAO RA ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ

Ra đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,

Nhớ ai dãi nắng dầu sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà được lưu hành khá rộng rãi và thống nhất trong nhân dân cũng như trong các tập sách sưu tầm, tuyển chọn ca dao. Cả bài vẻn vẹn có bốn câu, lời lẽ rất giản đị, dễ hiểu, tưởng chừng ai cũng hiểu như nhau, chẳng có chuyện gì phải bàn cãi, phân tích nữa. Thế nhưng thực tế đã có ít nhất hai cách hiểu khác nhau rõ rệt, cả hai cách đều có cơ sở và lí do để tồn tại. Cách hiểu thứ nhất nhấn mạnh vào nỗi “nhớ quê nhà” và coi chủ đề chính của bài ca dao là tình cảm quê hương đất nước. Cách hiểu thứ hai, nhấn mạnh vào nỗi “nhớ ai” ở hai câu cuối và coi chủ đề chính của bài ca dao là tình yêu đôi lứa.

Ở cách hiểu thứ nhất, tình yêu quê hương của chàng trai gắn với những hình ảnh bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương. Mỗi con người, mỗi nhà thơ đều có cách định nghĩa riêng về quê hương của mình, không ai hoàn toàn giống ai cả. Quê hương của Tế Hanh in sâu trong tâm trí nhà thơ với “con sông xanh biếc”, “nước gương trong soi tóc những hàng tre”. Quê hương của Giang Nam có hoa, “có bướm”, “có những ngày trốn học bị đòn roi”,... Còn quê hương của chàng trai trong bài ca dao này là ““canh rau muống”, “cà dầm tương”, là những con người “dãi nắng dầu sương”, “tát nước bên đường”,... thật là tự nhiên và hợp tình hợp lí.

Ở cách hiểu thứ hai, nỗi nhớ quê nhà của anh gắn liền với nỗi nhớ người yêu. Cả hai nỗi nhớ đều chân thực, thiết tha. Qua đó, chàng trai bày tỏ tình yêu với người bạn gái. Đôi trai gái ở đây đã chú ý đến nhau nhưng chưa một lần thổ lộ, tình yêu của họ đang ở buổi ban đầu, e ấp, khó nói. Giờ đây, khi sắp sửa xa quê, chàng trai mới mạnh dạn gặp cô gái để giãi bày tâm sự. Cách diễn đạt nỗi nhớ từ xa đến gần, từ chung đến riêng, từ mơ hồ đến xác định và cách xưng hô “anh - ai” chứng tỏ rằng chàng trai rất e dè, thận trọng, dường như vừa nói vừa thăm dò sự phản ứng của cô gái. Nhằm mục đích bày tỏ tình yêu, nhưng suốt cả bài ca dao chàng trai ở đây (cũng giống như các chàng trai trong nhiều bài ca dao tỏ tình khác) đã né tránh không đụng chạm đến từ “yêu”, “thương” nào cả. Tất cả sự yêu thương đều dồn vào một từ “nhớ” được nhắc đi nhắc lại đến năm lần, mỗi lần một cung bậc khác nhau và càng về sau càng cụ thể, tha thiết. Nếu coi bài ca dao là lời tâm sự trước lúc đi xa của chàng trai với cô gái thì có một điều đặc biệt đáng chú ý nữa là, chàng trai chưa đi xa mà đã nhớ!

Mỗi cách hiểu đã trình bày và phân tích ở trên đều có chỗ hợp lí và chỗ hay riêng của nó. Nhưng nhìn chung thì cách hiểu thứ hai hay hơn và độc đáo hơn cách hiểu thứ nhất.

(Theo Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, 1999)

a. Tác giả đã đưa ra ý kiến gì về hai cách hiểu bài ca dao? Hãy xác định lí lẽ, bằng chứng tác giả đưa ra để củng cố cho hai ý kiến dựa vào sơ đồ sau:

b. Em hãy tóm tắt nội dung của văn bản trên trong một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ).

e. Ở đoạn hai, việc tác giả nêu những ấn tượng về quê hương trong thơ Tế Hanh, Giang Nam có ý nghĩa gì?

d. Trong hai cách hiểu mà tác giả đưa ra, em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
28
0
0
Tôi yêu Việt Nam
12/09/2024 21:31:48

a. HS trả lời dựa vào bảng sau:

Ý kiến

Lí lẽ

Bằng chứng

Ý kiến 1: Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ quê hương.

Tình yêu quê hương của chàng trai gắn liền với những hình ảnh bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương

Chàng trai định nghĩa quê hương qua các hình ảnh "canh rau muống", " cà dầm tương", những con người " dãi nắng dầu sương, tát nước bên đường".

Ý kiến 2: Bài ca dao thể hiện tình yêu đôi lứa

Tình yêu chưa một lần thổ lộ, tình yêu đang ở buổi ban đầu e ấp, khó nói

- Cách diễn đạt mơ hồ và cách xưng hô " anh-ai" như một cách bày tỏ kín đáo tình cảm, là một cách thăm dò cô gái.

- Tất cả yêu thương dồn vào từ " nhớ" được nói đi nói lại đến năm lần.

b. Dựa vào bảng trên, HS viết đoạn văn tóm tắt văn bản. Chú ý đoạn văn cần đảm bảo trình bày được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.

c. Việc tác giả nêu những ấn tượng về quê hương trong thơ Tế Hanh, Giang Nam nhằm khẳng định mỗi nhà thơ đều có những cách khác nhau định nghĩa về tình yêu quê hương của mình, từ đó nhấn mạnh vào nét riêng biệt, độc đáo của bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà khi viết về quê hương, tình yêu quê hương đối với chàng trai thể hiện qua những hình ảnh gần gũi, bình dị của quê nhà, với những người lao động chất phác, chăm chỉ.

d. HS trình bày ý kiến về cách hiểu mà mình yêu thích, biết đưa ra những lí lẽ, bằng chứng để củng cố cho ý kiến của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×