a) Nguyên nhân nào dẫn đến việc ôi thiu và bốc mùi của các chất béo nếu chúng không được bảo quản cẩn thận?
b) Vì sao bơ để lâu ngoài không khí thường xuất hiện mùi khó ngửi?
c) Giải thích sự hình thành malondialdehyde (MDA), một hợp chất có công thức cấu tạo CH2(CHO)2. Hợp chất này có khả năng gây ung thư và có mùi khó chịu khi các chất béo có chứa thành phần là linoleic acid hoặc linolenic acid bị oxi hoá.
d) Nêu nguyên tắc hoạt động của chất chống oxi hoá trong việc giúp bảo quản chất béo.
e) Trình bày một số tác hại của việc sử dụng dầu, mỡ ôi thiu.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Chất béo khi tiếp xúc với không khí ẩm ở nhiệt độ phòng sẽ xảy ra các phản ứng oxi hoá và thuỷ phân làm cho chúng bị phân huỷ, gây ôi thiu và tạo hợp chất có mùi khó chịu. Có thể ngăn ngừa sự ôi thiu do sự oxi hoá và thuỷ phân bằng cách bảo quản dầu, mỡ trong hộp đậy kín và giữ trong tủ lạnh.
b) Nguyên nhân gây ra mùi khó chịu của bơ khi để lâu ngoài không khí ẩm là do những vi sinh vật có trong không khí cung cấp lipase là enzyme xúc tác quá trình thuỷ phân bơ, tạo ra butyric acid có mùi khó ngửi.
c) Quan sát cấu trúc phân tử của linoleic acid và linolenic acid, ta thấy chúng đều chứa đoạn mạch carbon – CH=CH-CH2-CH=CH- như sau:
Khi 2 liên kết đôi trong đoạn mạch -CH=CH-CH2-CH=CH- bị oxi hoá sẽ giải phóng MDA. Điều đó giải thích vì sao các chất béo có chứa thành phần là linoleic acid hoặc α-linolenic acid dễ bị oxi hoá tạo mùi khó chịu.
b) Chất chống oxi hoá là những hợp chất có ái lực với oxygen lớn hơn ái lực của lipid trong thực phẩm. Chúng hoạt động bằng cách ưu tiên làm cạn kiệt nguồn cung cấp oxygen được hấp thụ vào sản phẩm và được thêm vào với lượng rất nhỏ (0,001% - 0,01%) để giúp ngăn chặn quá trình oxi hoá chất béo.
c) Dầu mỡ ôi thiu tạo ra các hợp chất gây hại. Các hoá chất như peroxide và aldehyde có thể làm hỏng tế bào và góp phần gây xơ vữa động mạch. Các gốc tự do sinh ra từ dầu ôi thiu cũng có thể làm hỏng DNA trong tế bào, gây tổn thương động mạch và có khả năng gây ung thư.
Ngoài ra, hàm lượng malondialdehyde cao được tìm thấy trong thực phẩm ôi thiu được báo cáo là chất gây ung thư và tồn tại nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khoẻ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |