Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Dolly thuộc giống cừu Scotland. Đây không phải là một chú cừu được sinh ra do quá trình sinh sản hữu tính mà được tạo ra bằng nhân bản vô tính, có nghĩa là từ tế bào cho phát triển thành phôi và biệt hóa thành cơ thể mới. Các nhà khoa học đã thực hiện thành công việc tạo ra con cừu Dolly giống với một con cừu khác, có chức năng như một "bản sao gốc".
Người đã tạo ra "cỗ máy nhân bản" cho chú cừu là lan Wilmut, một nhà khoa học người Scotland. Ông đã lấy "một phần rất nhỏ" từ phần vú của một con cừu trưởng thành (con cừu 1) và tách lấy nhân từ phần nhỏ này. Sau đó, cấy nhân đã thu được vào một tế bào trứng (đã được loại bỏ nhân) của một con cừu cái khác (con cừu 2). Tế bào đã chuyển nhân được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để hình thành phôi, cấy phôi vào con cừu cái khác (con cừu 3). Con cừu 3 đã mang thai và sinh ra một chú cừu non là Dolly.
Sau thành công trong việc tạo ra cừu Dolly, một số nhà bác học cho rằng trong vòng một vài năm tới cũng có thể tiến hành nhân bản vô tính đối với con người.
a) Cừu Dolly có đặc điểm giống với con cừu nào? Giải thích.
b) Phần vú mà lan Wilmut sử dụng được mô tả là "một phần rất nhỏ". Theo em, "một phần rất nhỏ" đó là gì? Giải thích.
c) Ưu điểm của phương pháp trên là gì?
d) Hiện nay, chính phủ ở nhiều nước đã quyết định ban hành luật cấm nhân bản vô tính đối với con người. Hai lí do sau có thể đưa ra để giải thích cho quyết định đó, chúng có mang tính khoa học hay không?
- Lí do 1: Người nhân bản có thể sẽ nhạy cảm với các căn bệnh thông thường hơn so với người bình thường.
- Lí do 2: Con người không nên tìm cách đi trái với tạo hoá.
e) Hãy cho biết quan điểm của em đối với việc nhân bản vô tính.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Cừu Dolly sẽ giống con cừu 1 nhất vì phần nhân được cấy vào tế bào trứng của con cừu 2 được lấy từ con cừu 1. Nhân là nơi chứa DNA chủ yếu của tế bào, quy định các tính trạng của sinh vật.
b) "Một phần rất nhỏ" đó chính là một tế bào. Vì tế bào là đơn vị nhỏ nhất thể hiện được các đặc điểm của sự sống.
c) Ưu điểm của phương pháp trên là nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm, bảo tồn được nguồn gene quý; tạo ra những mô, cơ quan nhằm cung cấp cơ quan trong điều trị bệnh, làm mô hình thử nghiệm và sàng lọc thuốc.
d) Lí do 1: Có. Lí do 2: Không.
e) Quan điểm cá nhân về việc nhân bản vô tính: Nhân bản vô tính mở ra những triển vọng ứng dụng to lớn đối con người: nhân nhanh giống vật nuôi giữ được phẩm chất tốt phục vụ cho sản xuất; bảo tồn nguồn gene quý, khôi phục một số loài động vật tuyệt chủng; mở ra triển vọng cung cấp cơ quan nội tạng cho việc thay thế, ghép nội quan cho người bệnh mà không bị hệ miễn dịch của người thải loại;... Tuy nhiên, việc nhân bản vô tính còn nhiều hạn chế như tỉ lệ thành công thấp, các con vật sinh ra không sống được lâu,… dẫn đến những tranh cãi trong vấn đề đạo đức sinh học. Đặc biệt, việc nhân bản vô tính ở người đem đến nhiều lo ngại như gia tăng dân số không kiểm soát, nhân bản vô tính trái phép đem đến nhiều hệ lụy như vấn đề nhận dạng tội phạm, việc sinh sản để duy trì nòi giống không còn được xem trọng khiến nguồn gene của loài người không duy trì được sự đa dạng,... Bởi vậy, trước khi tiến hành nhân bản vô tính cần cân nhắc kĩ những lợi ích và tác hại.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |