Để lợp nhà, các tấm tôn (thép mỏng mạ kẽm) được gắn với nhau bởi các đinh thép. Theo thời gian, các tấm tôn bị ăn mòn. Những nhận định nào sau đây là đúng?
(1) Vị trí đóng đinh thép dễ xảy ra ăn mòn hơn các vị trí khác.
(2) Tấm tôn bị ăn mòn từ trong ra ngoài do thép bị ăn mòn trước kẽm.
(3) Sắt trong tấm tôn không bị ăn mòn theo thời gian.
(4) Lớp tráng kẽm bị ăn mòn trước.
A (1). (2).
B. (1), (4).
C. (2), (3).
D. (1), (3), (4).
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đáp án đúng là: B
(1) Đúng. Vì vị trí đóng đinh thép bị ăn mòn trước là do việc đóng đinh tạo ra lỗ thủng trên tấm tôn làm cho lõi thép và lớp tráng kẽm cùng tiểp xúc với không khí ẩm, nước mưa. Trong điều kiện này, vị trí đóng đinh thép sẽ xuất hiện một pin điện hoá và sự ăn mòn điện hoá diễn ra nhanh hơn so với các vị trí khác trên tấm tôn.
(2) Sai. Lớp kẽm bị ăn mòn trước.
(3) Sai. Vì ngoài sắt trong thép còn có carbon, khi hai thành phần này cùng tiếp xúc nước mưa (tại vị trí không có kẽm hoặc khi lớp kẽm đã bị ăn mòn), sắt đóng vai trò là anode và vẫn bị ăn mòn.
(4) Đúng.Vì kẽm sẽ bị ăn mòn trước.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |