Đọc lại văn bản Yên Tử, núi thiêng trong SGK (tr. 91 – 94) và trả lời các câu hỏi:
Nêu nhận xét của em về sự pha trộn giữa truyền thuyết dân gian và cứ liệu lịch sử trong cách tác giả diễn giải lai lịch một số đối tượng thuộc danh lam thắng cảnh Yên Tử.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Khi diễn giải lai lịch một số đối tượng thuộc danh lam thắng cảnh Yên Tử, tác giả đã pha trộn truyền thuyết dân gian và cứ liệu lịch sử. Cần thấy lí do của sự “pha trộn” này từ các phương diện:
– Phương diện tư liệu về cảnh quan, di tích: Những ghi chép còn lại của chính sử, địa chí về Yên Tử không đủ để giải đáp hết những điều người ta muốn biết về mọi địa danh, di tích ở đây. Vì vậy, những người viết về Yên Tử thường phải huy động thêm những cách giải thích của dân gian trong một số truyền thuyết.
– Phương diện kiểu văn bản cùng tính đặc thù của nó: Một văn bản giới thiệu về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử không chỉ hấp dẫn người đọc bằng các thông tin khách quan có thể kiểm chứng mà còn bằng các thông tin về cảm nhận, tưởng tượng, đánh giá của bao thế hệ về đối tượng đó. Loại thông tin thứ hai cho thấy mỗi danh lam thắng cảnh hay di tích luôn có một không khí tinh thần đặc biệt bao quanh, khiến chúng nhuốm màu huyền thoại, gợi rất nhiều tò mò và khát khao khám phá.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |