(Bài tập 3, SGK) Các đoạn văn dưới đây đã sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật phù hợp chưa? Vì sao?
a) Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên... Nhưng Viên vẫn ráng sức quần nhau với chú hổ.
(Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)
b) Lời nhận xét ấy có đúng không? Đúng quá đi chứ! Nào, bạn hãy cùng tôi đi phân tích tác phẩm để hiểu rõ vấn đề.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp)
c) Trước lúc đi ngủ, San tâm sự với tôi:
Cháu bị số phận hắt hủi. Giờ thì cả cha và mẹ đều không còn. Cuộc sống của cháu không còn ý nghĩa gì nữa.
Tôi chưa biết an ủi thế nào, cậu ta tiếp:
Có lẽ cháu sẽ đi đâu đó. Ở mảnh đất nhốn nháo này, cháu chẳng còn gì duyên nợ.
– Nhưng cháu còn người bà – Cuối cùng, tôi cất lời khuyên – Người bà ngoại khổ đau và bất hạnh.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Sử dụng ngôn ngữ thân mật không phù hợp với đối tượng được nhắc tới. Thay “chú hổ” bằng “con hổ” hoặc “nó”.
b) Sử dụng ngôn ngữ thân mật không phù hợp với phạm vi giao tiếp (thuyết trình, nghị luận).
c) Sử dụng ngôn ngữ trang trọng không phù hợp với phạm vi giao tiếp cá nhân, gần gũi.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |