a. Giống nhau- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh.- Để lại những hậu quả nặng nề, gây tổn thất lớn về người và của.+ Chiến tranh thế giới thứ nhất đã lôi cuốn hơn 1,5 tỉ người vào vòng khói lửa; khiến hơn 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương; nhiều thành phố, làng mạc, đừng xá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy; số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.+ Chiến tranh thế giới thứ hai cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại: 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.- Mang tính chất của một cuộc chiến tranh phi nghĩa.+ Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.+ Chiến tranh thế giới thứ hai: giai đoạn đầu (tháng 9/1939 – tháng 6/1941) là chiến tranh phi nghĩa; từ tháng 9/1941, tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít.- Sau chiến tranh đều có một trật tự thế giới mới được thiết lập.+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn được hình thành.+ Trật tự hai cực I-an-ta được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai. b. Khác nhau- Phe tham chiến:+ CTTG thứ nhất: phe Liên Minh – phe Hiệp ước+ CTTG thứ hai: phe phát xít – phe Đồng minh- Thành phần các nước tham chiến:+ CTTG thứ nhất: các nước tư bản chủ nghĩa+ CTTG thứ hai: các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (Liên Xô)- Phạm vi, quy mô+ CTTG thứ nhất: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 30 quốc gia.+ CTTG thứ hai: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 70 quốc gia; Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.- Tính chất+ CTTG thứ nhất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.+ CTTG thứ hai: từ tháng 9/1939 – tháng 6/1941: chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến; Từ tháng 6/1941, tính chất của chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.