Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng VươngNhững con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà ĐiểmVà ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang ...

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng VươngNhững con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà ĐiểmVà ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hoá núi sông ta...

(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.120)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về vai trò của Nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ Đất Nước được gợi lên từ đoạn thơ.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
9
0
0
Phạm Văn Bắc
13/09 11:12:29

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích đoạn thơ; nhận xét về vai trò của Nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ Đất Nước được gợi lên từ đoạn thơ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích Đất Nước và đoạn trích trong đề.

*Cảm nhận đoạn thơ:

- Khái quát chung: Đoạn thơ trên là cảm nhận của tác giả Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Đất Nước là là do nhân dân đã hóa thân mình để làm nên dáng hình xứ sở. Tư tưởng này đã dẫn đến một cái nhìn mới mẻ Đất Nước là của nhân dân.

- Những đóng góp của Nhân dân, sự hóa thân của những con người không tên tuổi: 

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên Hòn Trống Mái

+ Núi Vọng Phu gợi ta nhớ lại câu chuyện cảm động của tình vợ chồng trong truyện sự tích Núi Vọng Phu.

+ Đi suốt chiều dài của Đất Nước, không nơi nào lại không có núi Vọng Phu. Nó đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho phẩm chất thủy chung son sắt trong tình nghĩa vợ chồng

+ Còn hòn Trống Mái là hai tảng đá giống hình Trống Mái nằm trên một ngọn núi ven biển Sầm Sơn và nhiều nơi ở nước ta.

+ Không dừng lại ở nghĩa tình chồng vợ, truyền thống hiếu học đã được người học trò nghèo khơi nguồn: Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.

→Như vậy, những thắng cảnh, địa danh ấy không phải chỉ là tặng vật của tạo hóa ban cho núi sông này mà quan trọng hơn nó đều thấm đẫm vẻ đẹp tâm hồn Nhân dân.

- Nhân dân còn sáng tạo nên những truyền thuyết cho từng mảnh đất trở nên thiêng liêng vô giá:

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

+ Những ao hồ không còn là sản phẩm của tự nhiên mà đã in dấu vết chân ngựa của người anh hùng làng Gióng. Đó là chứng tích của những truyền thống bất khuất, khát vọng tự do.

+ Nhân dân liên tưởng đến những con rồng nằm im tạo nên dòng sông bất tận:

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

- Ngoài những phẩm chất tốt đẹp, những tưởng tượng phong phú để sáng tạo đặt tên cho nhiều sự vật trong tự nhiên, Nhân dân còn góp phần làm nên Đất Nước bằng chính cuộc đời mình:

+ Những người dân nào đã góp nên ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm -> tên những người có công với dân, với nước đã thành sơn danh, địa danh ở Nam Bộ.

+ Xuyên suốt đoạn thơ, hàng loạt động từ: góp – góp cho – góp nên – góp mình… và kết thúc bằng động từ hóa đã thực sự nhấn mạnh vai trò của Nhân dân: tâm hồn, tình cảm Nhân dân như đã hòa mình vào núi sông, tạo nên vẻ đẹp huyền thoại của non sông gấm vóc này.

- Tác giả đã đi đến một quy nạp có sức khái quát sâu sắc:

 Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước bốn nghìn năm đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

+ Mỗi dáng ruộng đồng vuông tròn, thế gò bãi cao thấp đều được nhân dân gửi vào đó một ao ước về những vụ mùa bội thu, về cuộc sống ấm no đầy đủ. Không chỉ thế, họ còn gửi cả những lối sống ông cha thể hiện qua những phong tục tập quán trong cánh tác của từng vùng.

- Đánh giá:

+ Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những suy tư của mình về Đất Nước bằng một giọng trữ tình, chính luận. Đất Nước dưới ngòi bút của nhà thơ hiện lên một cách gắn bó mật thiết. Đất Nước là từ Nhân dân mà hình thành, chính Nhân dân đã tạo nên dáng hình xứ sở.

+ Đoạn trích thơ đã khơi gợi lên lòng biết ơn của thế hệ sau đối với ông bà, tổ tiên, thế hệ trước về công cuộc dựng xây và bảo vệ Đất Nước.

+ Giọng thơ tâm tình như nhắn nhủ, nhiều câu thơ mang tính khẳng định, từ ngữ hình ảnh giản dị, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện bao quát và sâu sắc về công ơn của thế hệ trước.

+ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí.

*Nhận xét về vai trò của Nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ Đất Nước được gợi lên từ đoạn thơ.

+ Qua đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, ta có thể thấy được vai trò của Nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ Đất Nước.

+ Từ xa xưa Nhân dân lao động đã dựng xây và chiến đấu hết mình để bảo vệ Đất Nước.

+ Nhân dân còn chính là người đã tạo ra truyền thống văn hóa lịch sử, dáng hình xứ sở của Đất Nước.

+ Nhân dân chính là người đã sáng tạo ra dòng chảy văn hóa cho cả một dân tộc, nhiều giá trị vật chất và tinh thần đã được nhân dân giữ lại và truyền đạt cho đời sau, để con cháu phát huy và kế thừa.

+ Vì vậy mỗi người dân chúng ta đang sống trong thời đại hòa bình càng ý thức hơn nữa bổn phận, vai trò của mỗi công dân đối với việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Điều đó vẫn rất cần đặt ra thường xuyên, bởi đây là câu chuyện luôn mang tính cấp thiết.

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư