a) Tìm hiểu bài Bình Ngô đại cáo theo bố cục sau và tóm tắt nội dung cơ bản của từng phần:
- Phần mở đầu (“Việc nhân nghĩa... chứng cớ còn ghi").
- Phần 2 (“Vừa rồi... Ai bảo thần nhân chịu được")
- Phần 3 (“Ta đây... Cũng là chưa thấy xưa nay")
- Phần kết (“Xã tắc từ đây... Ai nấy đều hay”).
b) Chỉ ra mối liên hệ giữa các phần trong tác phẩm này và cho biết: Bài Đại cáo viết về vấn đề gì?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Tìm hiểu bài Bình Ngô đại cáo theo bố cục sau và tóm tắt nội dung cơ bản của từng phần:
- Phần mở đầu (“Việc nhân nghĩa... chứng cớ còn ghi"): Phần đầu nói về tư tưởng nhân nghĩa, nhân nghĩa trong Nho giáo là quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí. Còn nhân nghĩa theo Nguyễn Trãi là yên dân, trừ bạo cho cuộc sống yên ổn. Còn chân lí về độc lập dân tộc là: nền văn hiến lâu đời với cương vực lãnh thổ riêng biệt, phong tục phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc và lịch sử lâu đời trải qua các triều đại.
- Phần 2 (“Vừa rồi... Ai bảo thần nhân chịu được"): Phần hai soi chiếu lí luận vào thực tiễn. Đầu tiên là tội ác của giặc Minh: khủng bố, sát hại người dân vô tội, bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật. Hơn nữa giặc Minh còn phá hoại môi trường, sự sống, bóc lột sức lao động và phá hoại sản xuất. Dân ta có một lòng căm thù giặc sâu sắc: lấy cái vô cùng của tự nhiên để nói về tội ác của giặc Minh – một tội ác không thể dung thứ của giặc.
- Phần 3 (“Ta đây... Cũng là chưa thấy xưa nay"): Phần tiếp theo nói về diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn. Hình tượng người anh hùng Lê Lợi là người nông dân áo vải, chọn núi Lam Sơn để dấy nghĩa với lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi cùng lí tưởng, hoài bão lớn lao và lòng người quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn. Cuộc khởi nghĩa với giai đoạn đầu đầy khó khăn, thử thách nhưng chúng ta đã phản công và giành thắng lợi trước sự thất bại nhục nhã, thảm thương của giặc Minh.
- Phần kết (“Xã tắc từ đây... Ai nấy đều hay”): Phần cuối cùng sử dụng những hình ảnh về tương lai đất nước nhấn mạnh niềm tin, ý chí: xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới.
b) Các phần trong tác phẩm này có mối liên hệ chặt chẽ, logic. Bài Đại cáo viết về vấn đề vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |