Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài em bé thông minh

8 trả lời
Hỏi chi tiết
1.685
6
10
Phạm Minh Trí
01/08/2017 01:54:01
Soạn bài em bé thông minh
(Truyện cổ tích)
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Xem ghi nhớ (SGK trang 74).
Câu 2 & 3. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần.
(1)
- Quan đố : Trâu cày một ngày được mấy đường ?
- Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước.
- Quan bí.
(2)
- Vua ban ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành 9 con.
- Cậu bé giải câu đố bằng đóng kịch, trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý. Cậu bé dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua (cần lưu ý trước đó cậu bé đã hiểu ý vua. Khi cho trâu kèm với thúng nếp, trâu ăn cỏ chứ không ăn lúa nếp).
(3) Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn.
(4) Lần thứ tư, cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.
Câu 4. Qua 4 lần thử thách tài năng, trí thông minh của em bé càng sáng ngời. Lúc đầu là tên quan bị thua trí, hai lần sau nhà vua cũng bị thua, lần cuối cùng với sứ thần ngoại quốc, em bé đã dùng trí khôn ngoan học được của dân gian, dân tộc mình đối lại. Quả là thông minh hoàn hảo.
Câu 5. Ý nghĩa.
- Đề cao tài trí của người lao động trong cuộc sống.
- Trí thông minh nhờ tiếp xúc với thực tế cuộc sống mới linh hoạt và nhạy bén.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
6
NoName.87185
04/10/2017 20:59:34
Cũng Hay
1
2
Ribi Sachi
18/10/2017 19:16:49
Bn có bt lập bảng các thử thách của em bé ko?
2
2
Ribi Sachi
18/10/2017 19:22:20
Bn có bt lập bảng các thử thách của em bé ko?
3
0
Yen Vu
24/10/2017 20:45:34
PHẦN A-Văn Bản: Em bé thông minh
 (Truyện cổ tích)          Tác giả : Nguyễn Đổng Chi
 I.Đọc_tìm hiểu chung
1.Thể loại :Truyện cổ tích
2.Kiểu nhân vật :Nhân vật thông minh
3.Chú thích :(SGK)
4.Bố cục :3 phần
II.Đọc_hiểu văn bản
1.Câu đố 1:
- Viên quan đố em bé, em bé đã đố lại viên quan bằng cách đẩy thế bí về phía người ra câu đối, lấy gậy ong đập lưng ông.
=>Cho thấy em bé rất nhạy bén, thông minh, không run sợ trước quyền lực.
2.Câu đố 2:
-Câu đố thứ 2 khó hơn nhiều, rắc rối không thể giải quyết theo cách thông thường vì vậy lời giải của em bé đó là tìm một câu đố tương tự để đố lại vua, để dồn vua vào thế bí.
=>Qua đó cho thấy sự nhanh trí, tài tình của em bé.
3.Câu đố 3:
-Câu đố bất ngờ, cần có sự xử lí nhanh. Người thông minh sẽ chọn phương án tối ưu nhất, trả lại vua 1 câu hỏi khác như một lời thách thức.
=>Vua phục hẳn về tài năng của cậu bé.
4.Câu đố 4:
-Câu đố mang ý nghĩa của quốc gia, nếu không trả lời được tức là tự nhận nước ta không có nhân tài.Cậu đã giải câu đố bằng câu đồng giao.
=>Cậu là 1 đứa trẻ đầy bản lĩnh, ứng xử nhanh nhẹn. khéo léo, cho thấy trí tuệ dân gian, nhân cách của người dân lao động Việt Nam.
III.Tổng kết
1.Nghệ thuật:
-Những trình tiết lí thú, hấp dẫn người đọc.
2.Nội dung:
(Ghi nhớ SGK)Tr 74
3.Ý nghĩa :
-Đề cao sự thông minh và trí khôn của em bé trong truyện.
Nhớ cộng nha tui dziết cả đêm đó
1
1
Nguyễn Thu Hiền
05/04/2018 17:08:05

Soạn bài: Em bé thông minh

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... lỗi lạc): Vua sai quan tìm người tài.

   - Đoạn 2 (tiếp ... láng giềng): Những thử thách chứng tỏ sự thông minh của cậu bé.

   - Đoạn 3 (còn lại): Cậu bé làm trạng nguyên.

Tóm tắt:

Một ông vua sai viên quan đi tìm người hiền tài. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố hóc búa để thử tài.

Một hôm, thấy hai cha con làm ruộng, quan hỏi một câu hỏi khó “trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”. Cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Nhận ra người tài, viên quan về báo vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó nuôi để trâu đực đẻ ra trâu con. Cậu bé nghĩ ra cách và cứu được dân làng. Lần thử tài sau, cậu bé vượt qua thử thách khiến vua nể phục.

Vua láng giềng có ý xâm lược, muốn dò xét nhân tài nước ta, sai sứ giả mang sang chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Cả triều không ai tìm ra cách, vua tìm cậu bé. Cậu bé thông minh chỉ ra cách giải, giúp đất nước tránh được một cuộc chiến. Vua phong cậu làm trạng nguyên.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1* (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Hình thức dùng câu đố thử tài nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích. Vừa tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người đọc, lại tạo ra tình huống phát triển cốt truyện đơn giản đến phức tạp, đồng thời thể hiện tài năng, trí tuệ hơn người của nhân vật.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Sự thông minh được thử thách qua bốn lần:

   - Lần 1: viên quan hỏi về đường cày của trâu.

   - Lần 2: đố nuôi trâu được đẻ con.

   - Lần 3: thịt một con chim sẻ thành ba cỗ bàn thức ăn.

   - Lần 4: đố xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc dài.

   Các thử thách ngày càng khó. Vì vị trí quan trọng người đố tăng dần, người giải đố cũng rộng hơn, và mức khó tăng lên càng thể hiện sự thông minh của cậu bé.

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Sự lí thú ở những cách giải đố: dùng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống, tạo nên sự ngạc nhiên và thán phục cho mọi người.

   - Lần 1: đố lại viên qua.

   - Lần 2: dùng lí lẽ của vua để thừa nhận sự phi lí.

   - Lần 3: đố lại nhà vua.

   - Lần 4: dùng kinh nghiệm dân gian.

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Ý nghĩa truyện: Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (trong câu đố và cách giải đố); truyện tạo ra tiếng cười bất ngờ, vui vẻ.

Luyện tập

Câu 2* (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy kể một câu chuyện "Em bé thông minh" mà em biết.

   Câu chuyện Em bé thông minh, có thể tham khảo: thần đồng Quốc Chấn, trạng Quỳnh,...

1
0
Phạm Minh Trí
05/04/2018 17:08:06

Soạn bài: Em bé thông minh

Tóm tắt

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

Hướng dẫn Soạn bài:

Câu 1:

Hình thức dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.

Câu 2: Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:

- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).

- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).

- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).

- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).

Câu 3:

- Lần 1:

    + Quan đố : Trâu cày một ngày được mấy đường ?

    + Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước.

    + Sự đối đáp vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vi, khiến viên quan bí không trả lời được.

- Lần 2:

    + Vua ban ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành 9 con.

    + Cậu bé giải câu đố bằng cách "tương kế tựu kế", đưa nhà vua vào "bẫy", trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý. Cậu bé dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua (cần lưu ý trước đó cậu bé đã hiểu ý vua. Khi cho trâu kèm với thúng nếp, trâu ăn cỏ chứ không ăn lúa nếp).

- Lần 3:

    + Vua ban cho một con chim sẻ, yêu cầu thịt chim sẻ thành ba cỗ thức ăn.

    + Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn. Dồn nhà vua vào thế bí. A không thực hiện được thì B cũng chịu.

- Lần 4:

    + Sứ giả nước láng giềng thử tài thách đố luồn sợi chỉ qua con ốc.

    + Lần thứ tư, cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.

Câu 4:

Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.

Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.

1
0
Nguyễn Thị Nhài
07/04/2018 11:13:08

Soạn bài: Em bé thông minh

Tóm tắt

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

Hướng dẫn Soạn bài:

Câu 1:

Hình thức dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.

Câu 2: Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:

- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).

- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).

- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).

- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).

Câu 3:

- Lần 1:

    + Quan đố : Trâu cày một ngày được mấy đường ?

    + Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước.

    + Sự đối đáp vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vi, khiến viên quan bí không trả lời được.

- Lần 2:

    + Vua ban ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành 9 con.

    + Cậu bé giải câu đố bằng cách "tương kế tựu kế", đưa nhà vua vào "bẫy", trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý. Cậu bé dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua (cần lưu ý trước đó cậu bé đã hiểu ý vua. Khi cho trâu kèm với thúng nếp, trâu ăn cỏ chứ không ăn lúa nếp).

- Lần 3:

    + Vua ban cho một con chim sẻ, yêu cầu thịt chim sẻ thành ba cỗ thức ăn.

    + Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn. Dồn nhà vua vào thế bí. A không thực hiện được thì B cũng chịu.

- Lần 4:

    + Sứ giả nước láng giềng thử tài thách đố luồn sợi chỉ qua con ốc.

    + Lần thứ tư, cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.

Câu 4:

Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.

Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư