Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):
- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Người kể chuyện giấu mặt, không xuất hiện và xưng tên.
Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):
- Một số chi tiết hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ:
+ Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với những đứa trẻ nhà nghèo chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
+ Sơn nhận thấy các bạn nhỏ ở ngoài chợ ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ. Môi chúng tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
+ Chị Lan giơ tay vẫy cái Hiên lại chơi cùng.
+ Sơn lại gần cái Hiên và thấy nó chỉ có một manh áo rách tả tơi,…
+ Sơn nhớ là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa.
+ Sơn thấy động lòng thương như thương em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên.
+ Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, mang cho Hiên cái áo bông cũ.
+ Chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.
+ Sơn đứng lặng yên đợi, lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.
→ Các chi tiết này gợi ra cuộc sống sung túc của chị em Sơn và cuộc sống nghèo khổ của các bạn nhỏ nơi xóm chợ trong truyện. Qua đó người đọc cảm nhận được tình cảm trong sáng của trẻ thơ và tâm hồn, tấm lòng nhân hậu của chị em Sơn.
Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):
- Khi nghe mẹ và vú già nói chuyện: “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá” và hiểu nỗi lòng của mẹ: “Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt”.
- Khi nhớ ra cảnh sống nghèo khổ của gia đình Hiên: “Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên,…”
→ Những ý nghĩ ấy cho thấy Sơn là một cậu bé sống rất tình cảm, giàu lòng trắc ẩn, biết quan tâm và yêu thương người thân, bạn bè.
Câu 4 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):
- Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên: “Sơn đứng lặng yên đợi, lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.”
→ Chúng ta cảm nhận được niềm vui khi chia sẻ, giúp đỡ người khác và hạnh phúc ngọt ngào, ấm áp của sự trao tặng yêu thương.
Câu 5 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):
- Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ không làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn vì: Nhà văn miêu tả đúng với đặc điểm của một em nhỏ thơ ngây : Sơn sợ bị mẹ mắng và có lẽ lúc đó em mới hiểu mẹ rất quý chiếc áo bông cũ ấy….
→ lối miêu tả tự nhiên, chân thực của Thạch Lam khi khắc họa nhân vật trẻ em.
Câu 6 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):
- Cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn trong phần kết truyện:
+ Mẹ Hiên mang trả mẹ Sơn chiếc áo bông → Cách cư xử đúng đắn, tự trọng của một người mẹ nghèo khổ.
+ Mẹ Sơn không cho bé Hiên chiếc áo bông cũ mà lại cho mẹ Hiên vay tiền để may áo mới cho con. → Cách cư xử nhân hậu, tế nhị của một người mẹ có điều kiện, sống khá giả hơn.
+ Mẹ Sơn không trách mắng các con mà ôm các con vào lòng và nói: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?” → Với các con, mẹ Sơn cư xử vừa nghiệm khắc vừa ấm áp, yêu thương. Củ chỉ và lời nói của bà giúp các con hiểu rằng: không nên tự tiện lấy áo của mẹ đem cho (mà cần phải xin phép mẹ) nhưng mẹ vui vì các con biết chia sẻ, giúp đỡ người khác….
Câu 7 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):
- Em thích các đoạn văn này vì chúng giúp em hiểu về thiên nhiên, hình dung được khung cảnh diễn ra câu chuyện và giúp em cảm nhận về đặc điểm nhân vật Sơn.
- Một số đoạn văn miêu tả thiên nhiên, những đổi thay của đất trời khi mùa đông đến :
+ Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy … như sắt lại vì rét.
+ Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh ….nhịp guốc của hai chị em.
→ Thạch Lam đã nắm bắt, tái hiện được sự đổi thay của thời tiết, cảnh vật lúc giao mùa; đồng thời thể hiện được tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhân vật Sơn.
Câu 8 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật: cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm) và bé Hiên (Gió lạnh đầu mùa)
+ Điểm giống: Cả hai đều là những em nhỏ cùng lứa tuổi. Hoàn cảnh sống khó khăn, nhà nghèo, đều phải mặc những manh áo rách tả tơi, không có đủ áo ấm để mặc trong mùa đông giá rét.
+ Điểm khác: Cô bé bán diêm phải sống trong sự thiếu thốn tình thương của người cha, không được chăm sóc, yêu thương; sống giữa sự thờ ơ, vô cảm của những người xung quanh, kết cục em phải chịu cảnh chết đói, chết rét ngay trong đêm giao thừa. Còn cô bé Hiên mặc dù nhà nghèo, không có đủ áo ấm để mặc trong mùa đông nhưng vẫn được bạn bè sẻ chia, yêu thương, giúp đỡ. Cuối truyện, mẹ Sơn còn cho mẹ bé Hiên mượn tiền để may áo cho em.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |