Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ. (10 mẫu)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
I. Dàn Ý Trình Bày Cảm Nhận Về Nhân Vật Thầy Đuy-Sen
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu cảm xúc của em về nhân vật Đuy-sen.
b. Thân đoạn:
- Vẻ đẹp về phẩm chất, tính cách của nhân vật: tấm lòng nhân hậu và trái tim cao cả.
- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật: ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là An-tư-nai giúp thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật về người thầy Đuy-sen.
- Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm: thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng đến những người thầy đáng kính.
c. Kết đoạn:
- Khái quát lại cảm xúc về nhân vật.
II. Dàn Ý Trình Bày Cảm Nhận Về Nhân Vật An-Tư-Nai
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu cảm xúc của em đối với nhân vật.
b. Thân đoạn:
- Nêu vẻ đẹp phẩm chất của An-tư-nai: kiên cường, vượt lên số phận.
- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật: ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là An-tư-nai giúp thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật.
- Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm: thể hiện thái độ ngợi ca, yêu thương.
c. Kết đoạn:
- Khái quát lại cảm xúc về nhân vật.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 1
Trong truyện Người thầy đầu tiên, nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm với chúng ta hơn cả có lẽ là thầy giáo Đuy-sen- một người thầy tận tâm và yêu thương học trò hết mực. Dưới con mắt của cô bé nghèo An-tư-nai, thầy hiện lên thật đặc biệt. Gữa trời đông giá buốt, những người cưỡi ngựa lướt qua cười nhạo báng thì thầy đi chân không bế các em qua suối “lưng thì cõng, tay thì bế” để các em đi tìm con chữ. Rồi khi thấy An-tư-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó. Thầy xoa hai chân, bóp chặt đôi tay lạnh cóng và đưa lên miệng hà hơi ấm. Những hành động đó cho chúng ta thấy được thầy Đuy-sen là một người thầy chu đáo, tận tâm và thương yêu học trò.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 2
Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khát khao muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?”. Thầy Đuy-sen quả là có tài và là người rất giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi sự ham học.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 3
Thầy Đuy-sen là một người thầy nhân từ, bao dung, yêu mến trẻ nhỏ, đã truyền được cảm hứng học tập để các em vượt qua khó khăn mà đến trường. Tôi ấn tượng nhất với chi tiết thầy Đuy-sen bế các em nhỏ qua con suối giữa tiết trời mùa đông giá buốt. Sức mạnh nào đã khiến thầy làm điều ấy? Sức mạnh nào đã khiến thầy bỏ được ngoài tai những lời chế giễu của đám nhà giàu trưởng giả? Đó chỉ có thể là sức mạnh của nhiệt huyết, của lòng nhân từ, của mong muốn các em nhỏ được tiếp cận những điều hay, bổ ích. Nhờ thầy Đuy-sen mà An-tư-nai đã cố gắng học hành và trở thành một viện sĩ. Tất cả là từ người thầy đầu tiên ấy - người thầy dẫn đường, mở lối.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 4
Thầy Đuy-sen là một người giàu lòng yêu thương với một trái tim giàu lòng vị tha. Thầy đã nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khát khao muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?”. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi sự ham học.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 5
Thầy Đuy-sen trong truyện ngắn “Người thầy đầu tiên” quả đúng là một người thầy vĩ đại cùng với nét cử chỉ rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu luôn nói lên những lời ấm áp làm lay động tânm hồn của tuổi thơ. Tuy thầy mới chỉ gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu, nhưng thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “Các em chả sẽ học tập ở đây là gì?”. Ngoài ra, thầy Đuy-sen cũng rất có tài và giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi sự ham học. Từ đó, em rất ngưỡng mộ và yêu quý nhân vật thầy Đuy-sen.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 6
“Người thầy đầu tiên” là truyện ngắn tiêu biểu của Tri-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp khắc họa thành công hình ảnh người thầy Đuy-sen đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Đó là người thầy luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho học trò. Từng lời nói, cử chỉ và nét mặt của thầy luôn toát lên vẻ hiền hậu, nhã nhặn. Chính điều đó đã cảm hóa được trái tim, khao khát muốn được tới trường học của các em học sinh. Đối với An-tư-nai, thầy đã dành cho cô bé một tình cảm vô cùng đặc biệt khiến cho cô bé không chỉ coi thầy là một người thầy, mà cô còn ước thầy là anh ruột của mình. Thầy luôn dành tình yêu thương và cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho những học trò nhỏ của mình, điều ấy thật đáng ngưỡng mộ. Có thể thầy Đuy-sen không phải là người thầy tuyệt vời nhất, nhưng thầy lại là người thầy đầu tiên và tuyệt vời nhất của An-tư-nai, của các bạn nhỏ miền núi.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 7
Trong truyện ngắn “Người thầy đầu tiên”, em vô cùng ấn tượng và yêu quý nhân vật An-tư-nai. An-tư-nai là cô học trò bé nhỏ đáng thương và đáng yêu của thầy Đuy-sen. Có lẽ, điều bất hạnh nhất trong cuộc đời ấu thơ của em là em thiếu tình thương. Nếu thầy Đuy-sen đã khơi dậy trong lòng em tình yêu thương, khao khát học tập, thì mụ thím tồi tệ lại làm em đau khổ, chìm đắm trong lo âu và ngồi thui thủi một mình trong xó bếp “lặng lẽ khóc vụng”. Em “không khóc vì những đòn thím đánh” vì em đã quá quen rồi, mà em chỉ khóc vì “hiểu rằng thím tôi không đời nào chịu cho tôi đi học”. Những chi tiết đó hiện lên một cô bé đáng thương, bất hạnh, đọc đến đây, em cảm thấy vô cùng xúc động và cảm thông cho cô bé. Qua đó, em càng thấy rõ một điều răng bị thất học là nỗi đau khổ, bất hạnh nhất của tuổi thơ.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 8
Nhân vật An-tư-nai trong truyện ngắn “Người thầy đầu tiên” đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng và cảm xúc. Với tâm hồn trong sáng của tuổi thơ, An-tư-nai vừa nhặt ki-giắc vừa thấy trái tim mình “sung sướng đập rộn rã”. Em vui sướng khi thấy mặt trời như đang đồng cảm với em và tự hào vì “đã làm được một việc nhỏ hữu ích”. Có thể thấy An-tư-nai đã có bước nhảy vọt lớn về tính cánh, từ chỗ em muốn đền ơn con người lạ đã săn sóc, quý mến mình, cho đến chỗ tự giác thấy mình phải làm được một việc nhỏ hữu ích. Tác giả đã lấy hình tượng “mặt trời” để miêu tả sự rung động, biến thái trong tâm hồn cô gái bé nhỏ ấy. Như con chim sổ lông cất tiếng hót, An-tư nai cũng vậy, cô vừa chạy vừa reo với đất trời, gió mây: “Hãy nhìn tôi đây! Hãy nhìn tôi kiêu hãnh chừng nào! Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến trường và sẽ dẫn cả các bạn khác đến”. Chính sự háo hức, chờ mong với niềm hi vọng rạo rực này đã khiến cho em vô cùng yêu mến cô bé An-tư-nai.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 9
Thầy Đuy-sen trong “Người thầy đầu tiên” đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Thầy là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu tình yêu thương. Điều đó được thể hiện qua nhiều hành động. Khi thấy học sinh phải lội qua suối giữa mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua. Thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Cũng nhờ có thầy Đuy-sen mà An-tư-nai đã cố gắng học hành và trở thành một viện sĩ. Có thể thấy, hình ảnh thầy Đuy-sen khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ, yêu mến.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 10
Hình ảnh thầy Đuy-sen trong tác phẩm “Người thầy đầu tiên” đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận. Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Thầy đã giúp các em học sinh có một ngôi trường để học. Không chỉ vậy, thầy còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Có thể thấy, hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên thật đẹp đẽ và đáng trân trọng.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 11
Khi đọc “Người thầy đầu tiên”, em cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật An-tư-nai. Nhân vật này hiện lên qua lời kể của người họa sĩ, về bức thư ông đã nhận được. Điều khiến chúng ta cảm động nhất là câu chuyện về thời thơ ấu của bà. Khi còn nhỏ, h oàn cảnh sống của An-tư-nai rất khó khăn. Mồ côi cha mẹ, bà phải sống cùng chú thím, thiếu thốn về cả vật chất và tình cảm. Nhưng nhờ có sự động viên của thầy Đuy-sen, bà đã cố gắng học tập, rồi trở thành một viện sĩ. An-tư-nai chính là tấm gương về sự hiếu học, cũng như tâm hồn trong sáng, cao đẹp.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 12
Đọc tác phẩm “Người thầy đầu tiên”, tôi cảm thấy yêu mến nhất là nhân vật An-tư-nai. Đó là một cô bé sống rất tình cảm, giàu nghị lực. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, An-tư-nai phải sống cùng với chú và thím. Cô bé thường xuyên bị ngược đãi, sống thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Có thể thấy, An-tư-nai có cuộc sống thật bạnh hạnh. Nhưng với sự xuất hiện của thầy Đuy-sen, chính thầy đã khơi dậy ở An-tư-nai niềm khao khát học tập. Nhờ thầy, cô bé đã có cơ hội được học tập, sau này trở thành một viện sĩ nổi tiếng. Như vậy, nhân vật An-tư-nai là một tấm gương về sự hiếu học, giàu khát vọng và lí tưởng mà chúng ta có thể học tập.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 13
Thầy Đuy-sen trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên" của Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp đã để lại cho em nhiều ấn tượng khó quên. Với tấm lòng nhân hậu của mình, thầy cố gắng cải tạo ngôi trường để trẻ em trong làng được đi học. Những ngày mùa đông giá rét, thầy bế các em nhỏ qua suối. Ngay cả khi bị bọn nhà giàu giễu cợt, thầy Đuy-sen không để ý lời lăng mạ mà thường "nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó" khiến lũ trẻ cười phá lên. Khi An-tư-nai bị ngã, thầy đỡ em lên và lót áo dưới đất cho cô bé ngồi. Cũng nhờ có thầy, cô bé có cơ hội học tập tốt hơn. Tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là An-tư-nai nhằm thể hiện suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của cô bé về thầy Đuy-sen. Đọc tác phẩm, chúng ta không khỏi yêu mến người thầy đáng kính này.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 14
Đọc những trang văn từ đoạn trích "Người thầy đầu tiên", em không khỏi cảm phục, xúc động trước tấm lòng nhân hậu của thầy Đuy-sen. Dưới lời kể của An-tư-nai, Đuy-sen hiện lên với vẻ đẹp của một người thầy hết lòng vì học sinh. Mặc kệ những câu cười đùa của bọn nhà giàu và cái giá lạnh mùa đông, thầy vẫn tận tình bế từng em qua con suối dưới chân đồi. Ngày tuyết phủ trắng đường, thầy chỉ lẳng lặng bê từng tảng đá xếp ngang dòng nước để các em bước qua cho khỏi ướt chân. Thầy xót xa khi thấy An-tư-nai ngã và sưởi ấm giúp cô trò nhỏ. Những tình cảm đáng quý của thầy trở thành động lực giúp An-tư-nai vươn lên trong cuộc sống. Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn của An-tư- nai đã thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật về người thầy của mình. Thông qua hình tượng nhân vật Đuy-sen, tác giả Ai-tơ-ma-tốp đã bày tỏ thái độ trân trọng, biết ơn đến những người thầy đáng kính.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 15
Nhân vật Đuy-sen trong đoạn trích "Người thầy đầu tiên" đã để lại cho em những rung cảm sâu sắc. Thầy Đuy-sen hiện lên với tấm lòng nhân hậu và trái tim cao cả. Trong những ngày trời đông lạnh giá, thầy vẫn cần mẫn bế từng em lội qua con suối chảy dưới chân đồi. Đứng trước hành động và lời nói thiếu tôn trọng của bọn nhà giàu trên núi, thầy không để tâm và luôn nghĩ ra câu chuyện vui nào đó để học sinh vui vẻ. Có thể nói, ngôi kể thứ nhất từ điểm nhìn của An-tư-nai đã giúp người đọc có cái nhìn chân thực về thầy Đuy-sen. Đồng thời, thể hiện những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của An-tư-nai về người thầy của mình. Từ đó, ta thấy được thái độ ngợi ca, trân trọng của nhà văn đối với nhân vật. Với em, thầy Đuy-sen là tấm gương của lòng bác ái mà mỗi người chúng ta cần noi theo.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 16
Nhân vật An-tư-nai trong đoạn trích "Người thầy đầu tiên" đã đem đến cho em những ấn tượng vô cùng đậm sâu. An-tư-nai thường cảm thấy mặc cảm vì bản thân chỉ là một đứa trẻ mồ côi phải ở nhờ nhà chú thím. Cô bé luôn né tránh do không muốn người khác tỏ ra thương hại mình. Nhờ tình yêu thương và sự giúp đỡ của thầy Đuy-sen, An-tư-nai không ngừng cố gắng học tập và trở thành một viện sĩ. Lựa chọn người kể chuyện là An-tư-nai, tác giả đã thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật. Những trang văn thấm đẫm tình yêu thương của tác giả Ai-tơ-ma-tốp giúp em cảm nhận được tinh thần vượt khó, vươn lên số phận của cô bé An-tư-nai.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |