Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài câu trần thuật đơn có từ LÀ

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
647
0
0
Nguyễn Thị Sen
01/08/2017 00:34:11
Soạn bài câu trần thuật đơn có từ LÀ
I. Đặc điểm
1. Xác định chủ ngữ và vị ngữ.
Trước từ là : chủ ngữ
Sau từ là : vị ngữ
Ví dụ : Dế Mèn trêu chị Cóc (C) là dại (V)
2 và 3 Đọc ghi nhớ trang 114.
II. Các kiểu câu
(1) Ở câu b.
(2) Ở câu a.
(3) Ở câu c.
(4) Ở câu d.
Đọc Ghi nhớ trang 115.
III. Luyện tập
1.
2. Tìm câu trần thuật đơn.
a. * là tên gọi (…) cho sự diễn đạt (định nghĩa)
b. * là Sơn Tinh (Giới thiệu)
c. * là cán tay của người nông dân […] (miêu tả)
* là nguồn vui […]
* là khúc nhạc […]
d. * là bác chim ri (Giới thiệu)
* là dì sáo sậu
* là cậu sáo đen
* là em tu hú
* là chú bồ nông
đ. * là Phù Đổng Thiên Vương và […] (miêu tả)
* là nhục (định nghĩa)
* là những người câm.
« Bạn tôi tên Lan Thanh. Gương mặt luôn hồng tươi vui vẻ với nụ cười đỏ rói trên môi. Tóc bạn hoe hoe nâu ánh sáng bóng như người Âu Mĩ. Hai bên cách mũi hếch là cặp kính cận. Mỗi lúc bị ai chọc giận, bạn ấy lấy ngón trỏ đẩy chiếc kính và dó nó vào trán rồi nhìn mọi người ngơ ngác rất dễ thương ».
- Câu có từ « là » dùng miêu tả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đặng Bảo Trâm
05/08/2017 02:56:00
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ
a) Phân tích thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
(1) Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
(Vũ Trinh)
(2) Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
(Theo Ngữ văn 6, tập 1)
(3) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
(Nguyễn Tuân)
(4) Dế Mèn trêu chị Cốc là ngông cuồng.
Gợi ý:
- (1):
Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều.
C
V
- (2):
Truyền thuyết / là loại truyện dân gian ... kì ảo.
C
V
- (3):
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
C
V
- (4):
Dế Mèn trêu chị Cốc / là ngông cuồng.
C
V
b) Vị ngữ của các câu trên có điểm gì giống nhau?
Gợi ý: Các vị ngữ đều có từ .
- người huyện Đông Triều.
- một ngày trong trẻo, sáng sủa.
- một ngày trong trẻo, sáng sủa.
- biết thương cha mẹ.
- ngông cuồng.
c) Nhận xét về cấu tạo của vị ngữ trong các câu trên.
Gợi ý: Có thể hình dung cấu tạo vị ngữ của các câu trên qua những mô hình sau:
- Câu (1), (2), (3):
Chủ ngữ
+ cụm danh từ

- Câu (4):
Chủ ngữ
+ cụm động từ
- Câu (5):
Chủ ngữ
+ tính từ
d) Chọn những từ, cụm từ phủ định cho sau đây để điền vào trước vị ngữ của các câu trên sao cho thích hợp: không, không phải, chưa, chưa phải, chẳng, chẳng phải.
Gợi ý: Lần lượt lựa chọn các từ, cụm từ phủ định điền vào trước vị ngữ của các câu và rút ra các trường hợp thích hợp.
Không tính đến sự hợp lí về mặt ý nghĩa, trên phương diện hình thức, chỉ có thể nói:
- (1) Bà đỡ Trần (không phải, chưa phải, chẳng phải) là người huyện Đông Triều.
- (2) Truyền thuyết (không phải, chưa phải, chẳng phải) là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- (3) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô (không phải, chưa phải, chẳng phải) là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
- (4) Học tập tốt (không phải, chưa phải, chẳng phải) là biết thương cha mẹ.
- (5) Dế Mèn trêu chị Cốc (không phải, chưa phải, chẳng phải) là ngông cuồng.
Như vậy, đối với câu trần thuật có từ là, khi vị ngữ biểu thị ý nghĩa phủ định, nó kết hợp với các từ không phải, chưa phải, chẳng phải ở trước từ .
2. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ
Trong các câu vừa phân tích ở trên:
a) Câu nào có vị ngữ trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng?
b) Câu nào có vị ngữ dùng để giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm?
c) Câu nào miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm?
d) Câu nào thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm?
Gợi ý:
- Câu (2) trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, là câu định nghĩa;
- Câu (1) giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm, là câu giới thiệu;
- Câu (3) miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm, là câu miêu tả;
- Câu (4), (5) thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm, là câu đánh giá.
Vậy, câu trần thuật đơn có những kiểu loại nào?
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Trong các câu dưới đây, những câu nào là câu trần thuật đơn có từ ?
a) Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
(Ngữ văn 6, tập 2)
b) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
c) Tre là cánh tay của người nông dân [...].
Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.
[...] Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê.
(Thép Mới)
d) Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các.
(Đồng dao)
đ) Vua nhớ công ơn phong cho là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
(Thánh Gióng)
e) Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm
Trên đường đi như những bóng âm thầm
Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.
(Tố Hữu)
Gợi ý: Trừ các câu ở ví dụ (b) và (đ), những câu còn lại đều là câu trần thuật đơn có từ .
Câu "Người ta gọi chàng là Sơn Tinh." và câu " Vua nhớ công ơn phong cho là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà." không phải là câu trần thuật đơn có từ (mặc dù có từ ), vì từ không dùng để nối chủ ngữ với vị ngữ. Từ là trong hai câu này dùng để nối giữa động từ trung tâm vị ngữ với phụ ngữ của động từ (gọi - Sơn Tinh; phong cho - Phù Đổng ...).
2. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật đơn vừa xác định được.
Gợi ý:
- a:
Hoán dụ / là gọi tên ... cho sự diễn đạt.
C
V
- c:
Tre / là cánh tay của người nông dân.


C
V


Tre / còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.
C
V
- d:
Bồ các / là bác chim ri.
C
V
- e:
Khóc / là nhục.


C
V


Rên, / hèn. Van, / yếu đuối.


C
V
C
V


dại khờ / là những lũ người câm.
C
V
3. Xếp các câu trần thuật đơn trên vào bảng phân loại sau:
Câu trần thuật định nghĩa


Câu trần thuật giới thiệu


Câu trần thuật miêu tả


Câu trần thuật đánh giá


Gợi ý: a, b - định nghĩa; c - giới thiệu, đánh giá; e - đánh giá.
4. Viết một đoạn văn từ 5 đến 10 câu tả một người bạn của em, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là. Cho biết tác dụng của câu trần thuật đơn mà em đã sử dụng.
Gợi ý: Xác định rõ chủ đề của đoạn văn ( tả về một người bạn), với đoạn văn miêu tả thì câu trần thuật đơn thường là kiểu câu giới thiệu - miêu tả, đánh giá. Để nêu được tác dụng của câu trần thuật đơn mà mình sử dụng, lưu ý phân tích mối quan hệ giữa vị ngữ và chủ ngữ, tác dụng của vị ngữ đối với những sự vật, hiện tượng được nói đến ở chủ ngữ.
0
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:06

Soạn bài: Câu trần thuật đơn có từ LÀ

I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ LÀ

Câu 1: Phân tích thành phần chủ ngữ, vị ngữ:

Chủ ngữ Vị ngữ
Bà đỡ TrầnLà người huyện Đông Triều
Truyền thuyết là loại truyện dân gian … tưởng tượng kì ảo.
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tôlà một ngày trong trẻo, sáng sủa
Dế Mèn trêu chị Cốclà dại

Câu 2: Các vị ngữ đều có từ kết hợp với cụm danh từ

   Vị ngữ ở các câu trên do cụm:

   a, Từ là + cụm danh từ (người huyện Đông Triều)

   b, Từ là + cụm danh từ (loại truyện dân gian)

   c, Từ là + cụm danh từ (một ngày trong trẻo, sáng sủa)

   d, Từ là + tính từ (dại)

Câu 3:

   a, Bà đỡ Trần (không) là người huyện Đông Triều.

   b, Truyền thuyết (không phải) là loại truyện dân gian kể về nhân vật… kì ảo.

   c, Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô (không phải )là ngày trong trẻo, sáng sủa.

   d, Dế Mèn trêu chị Cốc (chưa phải) là dại.

II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ LÀ

   1. Câu (2) vị ngữ trình bàu cách hiểu về sự vật hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ.

   2. Câu (1) giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ.

   3. Câu (3) miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, khái niệm nói ở chủ ngữ.

   4. Câu ( 4) vị ngữ thể hiện sự đánh giá đối tượng, sự vật, hiện tượng.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 115 sgk ngữ văn 6 tập 2): Câu trần thuật đơn có từ là:

Chủ ngữ Vị ngữ
Hoán dụLà gọi tên sự vật.. sự diễn đạt
Người taGọi chàng là Sơn Tinh
TreCòn là nguồn vui… tuổi thơ
Nhạc của trúc, nhạc của treLà khúc nhạc đồng quê
Bồ cácLà bác chim ri
VuaNhớ công ơn phong là Phù Đổng.. quê nhà.
KhócLà nhục
RênHèn
Van Yếu đuối
Dại khờLà những lũ người câm

Câu 2 (trang 116 sgk ngữ văn 6 tập 2): Xác định C – V và nội dung câu

   a, Kiểu câu định nghĩa

   b, Kiểu câu giới thiệu

   c, Kiểu câu miêu tả

   d, Kiểu câu giới thiệu

   đ, Kiểu câu miêu tả

   e, Kiểu câu đánh giá

Câu 3 (trang 116 sgk ngữ văn 6 tập 2):

   Nam là cậu bạn thân nhất của tôi thời cấp ba. Cậu bạn thường xuyên tập luyện thể thao nên chân tay luôn săn chắc, dáng người khỏe mạnh. Đôi mắt luôn sáng lấp lánh toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh. Mái tóc cắt gọn gàng ôm lấy gương mặt hơi bầu bĩnh của bạn. Trong học tập bạn được mệnh danh là “thần đồng Toán học” vì bạn học rất giỏi môn này và thường xuyên giúp các bạn trong lớp. Ngoài việc học Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể. Bạn là chân sút cừ trong đội bóng của trường. Em rất vui và hãnh diện vì có người bạn tốt như Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×