Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ "Nói với con" của Y Phương. (10 mẫu)

Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ "Nói với con" của Y Phương. (10 mẫu)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
34
0
0
Trần Bảo Ngọc
13/09 14:02:36

Dàn ý Cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ Nói với con

- Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ “Nói với con” và đặc sắc nghệ thuật được nhà thơ Y Phương sử dụng

- Thân bài: Những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương:

+ Bài thơ viết theo thể thơ tự do, linh hoạt trong diễn đạt mà vẫn giàu vần điệu.

+ Bài thơ mang hình thức là lời tâm tình, dặn dò của người cha với con, tạo nên giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp và tin cậy.

+ Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, khiến lời dặn dò, tâm tình dễ thấm, dễ thuyết phục.

+ Hình ảnh thơ cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, mang đậm bản sắc thơ ca miền núi.

- Kết đoạn: Cảm nhận về bài thơ.

Cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ Nói với con - mẫu 1

Bài thơ Nói với con có những nét đặc sắc về nghệ thuật. Đó là việc sử dụng thể thơ tự do, câu thơ duỗi dài theo mạch cảm xúc. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp 2/3, 3/2, 2/3/2,... kết hợp với cách sử dụng luật bằng trắc ở tiếng cuối mỗi câu thơ tạo nên nhịp điệu nhịp nhàng, như lời thủ thỉ, tâm tình. Ngoài ra, hình thức nghệ thuật phù hợp với nội dung. Cụ thể nội dung của bài thơ là lời nói của một người cha dân tộc với con mình. Nhà thơ đã khéo léo đan cài những từ ngữ địa phương, cho thấy sự am hiểu văn hóa và tạo nên được không khí miền ngược của tác phẩm. 

Cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ Nói với con - mẫu 2

Đọc bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương, ta càng cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ không chỉ đến từ lời căn dặn của người cha đến con cái, mà còn ở những thành công nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, linh hoạt trong diễn đạt mà vẫn giàu vần điệu. Không những vậy, với hình thức như một lời tâm tình, dặn dò của người cha với con, tạo nên giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp và tin cậy. ”Nói với con” là bài thơ có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, khiến lời dặn dò, tâm tình dễ thấm, dễ thuyết phục. Hình ảnh thơ cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, mang đậm bản sắc thơ ca miền núi.

Cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ Nói với con - mẫu 3

Qua bài thơ “Nói với con”, chúng ta cảm nhận được những nét nghệ thuật độc đáo trong thơ của nhà thơ Y Phương, vừa mộc mạc, vừa tinh tế lạ thường. Tác giả đã dùng các kiểu câu có cấu trúc giống nhau như “Chân phải bước tới cha / Chân trái bước tới mẹ…” hay “Người đồng mình…” tạo nên lối nói riêng, nhấn mạnh cảm xúc của chủ thể trữ tình và đặc điểm của đối tượng được tái hiện. Cách nói cụ thể, hình tượng: “Một bước chạm tiếng nói / Hai bước tới tiếng cười”; “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát” là cách để nhà thơ thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ sinh động, cụ thể, giàu tính trực quan. Bài thơ còn sử dụng lối nói giản dị, mộc mạc thường nhật để nhân vật người cha thể hiện tình cảm chất phác, chân thực, chạm tới sâu thẳm trái tim người đọc, tạo nên cảm xúc thiết tha, thân thương và giàu sức gợi.

Cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ Nói với con - mẫu 4

Về nghệ thuật bài thơ, cùng với cách nói, cách sáng tạo hình ảnh (như trên đã phân tích), cần bổ sung về nhịp điệu, giọng điệu, thể loại thơ và các biện pháp tu từ. về nhịp điệu thơ lúc nhanh, lúc chậm, chậm trong kể tả, nhanh đến dồn dập thiết tha trong khát vọng làm người, khi mạch thơ chỉ còn là một mũi tên chí hướng. Đặc biệt mật độ mau thưa không đều của câu nói về "người đồng mình" như một nốt nhấn, tạo nên một tiết tấu tự nhiên phụ thuộc vào cảm xúc và ý nghĩ của người cha trong cuộc đối thoại đơn phương (hình tượng đứa con không xuất hiện). Nếu ở phần đầu, sự dịu dàng, âu yếm là âm điệu chủ thì sau đó phần lí trí đã được nâng lên. Nhưng dù là ngọt ngào hay nghiêm túc thì ẩn chìm trong dó vẫn là một tiếng nói thiết tha vừa thương yêu vừa hi vọng. Riêng về thể thơ, Nói với con được viết bằng một thứ thơ không gò bó, độ dài ngắn của từng câu thơ không đều nhau. Thể thơ tự do này thích hợp với phong cách trò chuyện hằng ngày, phù hợp với một lối tư duy bình dị, hồn nhiên không cần đến sự cầu kì, đẽo gọt. Ngoài ra, cũng cần chú ý những biện pháp tu từ, ví dụ điệp từ (trong nhiều trường hợp), biện pháp đối lập nhằm làm nổi bật ý thơ như "Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con", ở đây có sự đối lập giữa thể xác và tinh thần. Hoặc hình thức nối tiếp theo kiểu bắc cầu : "Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương – Còn quê hương thì làm phong tục". Những yếu tố về nghệ thuật ấy tự nó bổ sung cho nhau như tấm vải nhiều màu, những chiếc túi thổ cẩm xinh xinh, một thứ "túi thơ" của người miền núi

 Cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ Nói với con - mẫu 5

Bài thơ Nói với con của Y Phương góp thêm một tiếng nói yêu thương của cha mẹ đối với con cái cũng như những kì vọng lớn lao, mong muốn thế hệ sau sẽ kế tục, phát triển những truyền thống quý báu của quê hương. Bằng cách diễn đạt mộc mạc “thô sơ”, bằng những hình ảnh cụ thể mà giàu khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách độc đáo mà cũng thật thấm thía về tình cảm thiết tha sâu sắc nhất của con người: tình cảm gia đình và tình yêu quê hương xứ sở.

Cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ Nói với con - mẫu 6

Bài thơ viết theo thể thơ tự do câu ngắn dài đan xen linh hoạt; âm điệu câu thơ vừa ngọt ngào vừa cứng rắn cùng với hình ảnh mang đậm nét tư duy của dân tộc miền núi. Bài thơ đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúm với lời ca ngợi truyền thống cần cù của con người quê hương. Lời thơ vừa tha thiết nhưng cũng hết sức nghiêm khắc về một lẽ sống cao đẹp. Đó là những điều gần gũi thiêng liêng vừa có ý nghĩa với muôn đời và muôn đời.

Cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ Nói với con - mẫu 7

Bài thơ có giọng điệu nhỏ nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ Nói với con - mẫu 8

Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha - bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.

Cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ Nói với con - mẫu 9

Bài thơ có bố cục chặt chẽ, phong cách miền núi với ngôn ngữ “thổ cẩm” rất độc đáo. Hình ảnh đối xứng, mộc mạc giàu liên tưởng. Thi phẩm còn là sự hòa hợp nhuần nhuyễn giữa tư duy hình tượng của người dân tộc và tư duy thơ Tượng trưng, Siêu thực hiện đại. Chất miền núi thấm sâu, lan tỏa trên từng câu thơ song hành cùng giọng điệu thiết tha trìu mến như đã góp phần làm sáng toả, nổi bật lên những lời thủ thỉ, tâm tình mà "Nói với con" muốn truyền tải. Nhà thơ Y Phương đã chọn cách sáng tạo thơ rất nhạy bén, sâu sắc, tinh tế, liền mạch và tự nhiên thể hiện tình yêu của mình đối với con, với quê hương xứ sở.

Cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ Nói với con - mẫu 10

Chất thơ sung mãn, lối viết khoáng đạt giàu hình ảnh, giàu sắc thái dung hòa con người với tự nhiên đã tạo cho "Nói với con" của Y Phương một sức sống bền bỉ. Sức sống ấy không chỉ ở ngôn từ, mà nó đã bật trào ra khỏi con chữ và phập phồng trên trang giấy. Tiếng thơ là lời răn dạy của người cha, mong rằng dẫu mai này con có đi vào biển người tấp nập, dấn thân vào nơi hào nhoáng của đô hội, con cũng phải biết "uống nước nhớ nguồn", biết rằng mình sinh ra là nhờ cái nôi hạnh phúc của gia đình, nhờ những truyền thống tốt đẹp của quê nhà. Cha cũng mong con phải khắc cốt ghi xương hai tiếng "quê hương" vào tâm hồn và trái tim như Xuân Quỳnh từng viết:

“Mỗi người có một quêNgày dại thơ để ởTuổi thiếu niên để yêuVà lớn lên để nhớ…”

“Nói với con” đã lẳng lặng trở thành một bài thơ đời. Để rồi có những phút ngã lòng, ta vịn vào thi phẩm để thêm yêu gia đình, để biết tự hào, giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của văn hoá dân tộc ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư