Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy thuyết trình về Di tích lịch sử văn hoá Hoàng Thành Thăng Long.

Hãy thuyết trình về Di tích lịch sử văn hoá Hoàng Thành Thăng Long.
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
14
0
0
Nguyễn Thị Thương
13/09/2024 14:05:41

Dàn ý Thuyết trình về Di tích lịch sử văn hoá Hoàng Thành Thăng Long

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về Hoàng Thành Thăng Long

2. Thân bài

- Vị trí Hoàng Thành Thăng Long: Số 19C Hoàng Diệu, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội

- Lịch sử Hoàng Thành Thăng Long

Giai đoạn tiền Thăng Long

Giai đoạn Lí-Trần

Giai đoạn Lê-Mạc

Giai đoạn từ Kinh thành Thăng Long sang tỉnh Hà Nội

Giai đoạn tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn

- Cấu trúc Hoàng Thành Thăng Long

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Cột cờ Hà Nội

Đoan Môn

Điện Kính Thiên

Nhà D67

Hậu Lâu

Cửa Bắc

3. Kết bài: Giá trị Hoàng Thành Thăng Long

- Di sản văn hoá thế giới

* Tham quan

Thuyết trình về Hoàng Thành Thăng Long - mẫu 1

“Thăng Long - Hà Nội Đô Thành,Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ...”

Nếu có dịp giới thiệu với du khách về một di tích lịch sử văn hoá ở thủ đô Hà Nội, bạn sẽ giới thiệu địa điểm nào? Với tôi, tôi luôn tự hào mình là một người con thủ đô và yêu quý mảnh đất Thăng Long. Vì vậy, nhắc đến Hà Nội, chúng ta không thể không nhắc đến Hoàng Thành Thăng Long – nơi đã in dấu những tháng năm lịch sử của Hà Thành.

Hoàng thành Thăng Long ) là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội, tọa lạc tại số 19C Hoàng Diệu, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.

Hoàng Thành bắt đầu được xây dựng từ thời tiền Thăng Long (thế kỉ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Năm 866, viên tướng nhà Đường Cao Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình được đổi tên thành Đại La – thủ phủ của Tĩnh Hải quân. Theo truyền thuyết, khi đắp thành, Cao Biền thấy một vị thần hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Vì vậy, sử sách còn gọi Thăng Long là đất Long Đỗ.

Năm 1010, tại kinh đô Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô để thiên đô về thành Đại La và đổi tên kinh thành này là Thăng Long. Lý Thái Tổ cùng các quần thần đã gấp rút xây dựng những công trình cơ bản của Kinh thành Thăng Long. Đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình Tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay kinh thành, vòng thành thứ hai là Hoàng Thành, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, lớp thành còn lại là Tử cấm thành hay Cấm thành hay Long Phượng thành là nơi ở của nhà vua. Các thời sau đều theo cách ấy mà phân chia.

Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Thái Tổ vẫn đóng đô ở Thăng Long nhưng đổi tên là Đông Kinh.

Đầu năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ ba đánh tan quân Thanh, triều Hậu Lê kết thúc, Quang Trung định đô ở Phú Xuân. Thăng Long chỉ còn là Bắc thành.

Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Năm 1835, vì cho rằng thành Hà Nội cao hơn kinh thành Huế, Minh Mạng cho xén bớt 1 thước 8 tấc, thành Hà Nội chỉ còn cao chừng 5 m. Năm 1848, vua Tự Đức cho phá dỡ các cung điện thời nhà Hậu Lê còn lại trong thành, những đồ chạm khắc mỹ thuật bằng gỗ, đá đều đưa về Huế để trang trí các cung điện trong đó, chỉ còn sót lại rồng đá ở điện Kính Thiên…

Các di tích của Hoàng Thành gồm: Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, Cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Nhà D67, Hậu Lâu, Cửa Bắc. Trong đó, Điện Kính Thiên là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các địa danh lịch sử của thành cổ Hà Nội. Điện Kính Thiên chiếm vị trí trung tâm của khu di tích. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột Cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ.

Mặc dù đã có nhiều thay đổi về kiến trúc nhưng Hoàng Thành Thăng Long vẫn mang trong mình những dấu ấn đậm nét của văn hoá Việt Nam. Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brazil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú, sinh động.

Ngày nay, Hoàng Thành Thăng Long là một địa điểm tham quan nổi tiếng, được nhiều du khách ghé thăm. Thời gian mở cửa của di tích là:

- Sáng: 8h00 – 11h30;

- Chiều: 14h00 – 17h00

Giá vé tham quan để vào khu du tích là : 30.000đ/lượt

Để tham quan Hoàng Thành Thăng Long các bạn tới số 19C Hoàng Diệu là cổng chính dành cho du khách. Từ trung tâm Hà Nội bạn có thể dễ dàng đi đến khu di tích Hoàng Thành bằng các loại phương tiện như xe máy, xe đẹp, ô tô, xe bus… Nếu đi xe bus các bạn có thể bắt tuyến 22, chuyến xe này sẽ dừng ở điểm đỗ trước cửa của Hoàng Thành.

Tôi rất mong sẽ có dịp được cùng các bạn tham quan di tích Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng văn hoá của mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Thuyết trình về Hoàng Thành Thăng Long - mẫu 2

Xin chào cô và các bạn, Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Đây là điểm đến bổ ích và lí thú mà bất kì khách du lịch nào cũng muốn đặt chân tới, và đặc biệt, đây là di tích lịch sử rất thu hút du khách nước ngoài bởi bên cạnh việc tham quan, họ có thể biết thêm nhiều kiến thức lịch sử Việt Nam. Sau đây, em xin thuyết trình về Di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long để từ đó cung cấp cho cô và các bạn những hiểu biết khái quát, sơ lược nhất về khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Kính mong cô và các bạn chú ý lắng nghe!

Trước tiên, đây là một di tích rất đáng tự hào của dân tộc Việt Nam bởi công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử. Tháng 12/2002, các chuyên gia đã tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19.000m2 tại trung tâm chính trị Ba Đình - Hà Nội. Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam và của cả Đông Nam Á này đã phát lộ những dấu vết của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình lịch sử trải dài 13 thế kỷ với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau. Những dấu vết kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá đã phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ VII đến thế kỷ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010-1945). 

Khi đến với Hoàng Thành Thăng Long, điểm nổi bật đầu tiên mà các du khách nhìn thấy chính là cổng Đoan Môn. Đây là một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm thành. Căn cứ vào vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện còn của di tích, có thể khẳng định Đoan Môn hiện nay được xây dựng được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn. Di tích nằm ở hướng Nam của điện Kinh Thiên thẳng trục với Cột Cờ Hà Nội. Đoạn Môn được xây dựng theo chiều ngang, cấu trúc hình chữ U. Đoan Môn được xây theo lối tường thành cổ với 5 cổng thành được dựng cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua "trục thần đạo", hay còn được gọi là "trục chính tâm" của Hoàng thành. Phần kiến trúc chính làm kiểu vọng lâu, với 3 cửa vòm cuốn. Kiến trúc cuốn vòm ở các cổng thành không chỉ mang lại những đường cong duyên dáng, mà còn có kết cấu chịu lực cực tốt. Cho đến ngày nay, những công trình đường hầm hiện đại nhất, kỳ vĩ nhất trên thế giới cũng vẫn sử dụng lối kiến trúc này.

Thẳng trục với Đoan Môn chính là cột cờ Hà Nội. Kỳ đài "Cột cờ Hà Nội" được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng Thành Thăng Long. Cột cờ Hà Nội nay được coi là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Đây là điểm chuẩn, đánh dấu sự khởi nguyên ở đầu phía nam trục chính tâm của tòa thành, từ đây theo đường "ngư đạo", qua Đoan Môn rồi tới điểm quan trọng nhất, điểm trung tâm của Hoàng thành là điện Kính Thiên.

Điện Kính Thiên là di tích trung tâm trong tổng thể các di tích của khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long. Đây là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự. Như chúng ta thấy được trên tranh ảnh thì Điện Kính Thiên là hạt nhân chính trong tổng thể các địa danh lịch sử của Thành cổ Hà Nội. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Tuy dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ, nhưng qua các bức ảnh do người Pháp chụp cuối thế kỷ XIX, chúng ta có thể thấy Điện Kính Thiên là một kiến trúc gỗ gồm 2 nếp hình chữ Nhị. Nhà làm kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái với các góc đao cong. Bờ nóc của cả hai nếp nhà đều đắp nổi đôi rồng chầu mặt trời. Quanh điện có sân rộng được xây lan can bao cả 4 phía. Trong đó, rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện, trên lưng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa.

Đi qua Điện Kinh Thiên, chúng ta sẽ nhìn thấy Hậu Lâu và Cửa Bắc. Hậu Lâu xưa còn được gọi là Tĩnh Bắc Lâu, được xây dựng từ sau đời Hậu Lê, là nơi ở và sinh hoạt của hoàng hậu và công chúa. Thời Nguyễn, Hậu Lâu làm nơi ở của các cung tần, mỹ nữ đi theo nhà vua mỗi chuyến công du Bắc Hà. Công trình được xây bằng gạch, phía dưới hình hộp, trên là công trình kiến trúc ba tầng. Lầu dưới có ba tầng mái, lầu trên là hai tầng mái. Phần mái phỏng theo kiến trúc cổ truyền Việt Nam kiểu mái chồng diêm, có các đầu đao nhưng toàn bộ mái là kết cấu gạch và bê tông, trên đắp ngoài giả ngói. Mặc dù cuối thế kỉ 19, Hậu Lâu bị hư hỏng nặng, sau này người Pháp đã cải tạo xây dựng lại như hiện nay.

Đến với Cửa Bắc, hay còn gọi là Chính Bắc Môn, chúng ta đang đến với cổng thành duy nhất còn lại của Thành Hà Nội thời Nguyễn. Phần thành được xây dựng hết sức kiên cố bằng đá và gạch, chân kè bằng đá, cổng thành cũng được cuốn vòm bằng gạch theo lối xếp một viên gạch ngang xen một viên đặt dọc. Phần lầu được dựng bằng khung gỗ theo lối chồng diêm tám mái, lợp ngói ta, trổ cửa ra bốn hướng. Đứng trên cổng thành, quan quân có thể phóng tầm mắt bao quát khắp trong ngoài thành, dễ dàng quan sát di – biến  trong đội hình quân địch. Do đó, khi chiếm được thành Hà Nội, quân đội Pháp vẫn sử dụng lầu trên Bắc Môn làm chòi canh gác. Hiện nay, lầu trên cổng thành mới được phục dựng một phần và được dành làm nơi thờ hai vị quan Tổng đốc thành Hà Nội – Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu - đã tuẫn tiết vì không giữ được thành trước sức công phá của quân đội Pháp.

Trong di tích lịch sử Hoàng Thành Thăng Long, có một khu vực chúng ta nhất định phải nhắc đến, đó là Nhà cách mạng D67, hay còn gọi là Phòng họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương. Di tích lịch sử – cách mạng Nhà D67 gắn với hoạt động của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1976 về trước là Đảng Lao động Việt Nam), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trường Quân đội Nhân dân Việt Nam từ tháng 9 năm 1968. Nhà D67 là một thành tố cơ bản của Tổng hành dinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây là một trong những công trình kiến trúc quân sự ít ỏi trong kháng chiến chống Mỹ mà chúng ta có thể thấy là còn tương đối nguyên vẹn. Nguyên nhân chính là do công trình được xây dựng bằng vật liệu bền vững: sắt, thép, gạch, cát, xi măng, khi có hiện tượng hư hỏng, công trình được sửa chữa kịp thời, mặt khác, công trình nằm trong khu vực nghiêm mật, được bảo vệ chu đáo.

Có thể nói, Hoàng Thành Thăng Long mang một ý nghĩa lịch sử rất lớn. Đây là di tích đáp ứng được các tiêu chí nổi bật toàn cầu của di sản thế giới với diễn trình lâu dài, liên tục, phản ánh những đặc trưng nổi bật của nền văn hiến độc đáo có lịch sử lâu dài hàng nghìn năm của vùng đất đế đô trên cơ tầng văn hóa - văn minh bản địa.

Như vậy, qua quá trình cùng tìm hiểu và lắng nghe phần trình bày của em về Hoàng Thành Thăng Long, em tin chắc rằng cô và các bạn đã có cái nhìn bao quát về di tích lịch sử văn hoá này. Đồng thời, chúng ta có quyền được tự hào về bất kì di tích nào tồn tại trên đất nước Việt Nam, và chúng ta phải cùng chung tay gìn giữ chúng.

Thưa cô và các bạn, phần trình bày của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

Thuyết trình về Hoàng Thành Thăng Long - mẫu 3

Chào cô và các bạn, sau đây, em xin thuyết trình về Di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long. Bài thuyết trình của em sẽ cung cấp cho cô và các bạn những hiểu biết khái quát, sơ lược nhất về khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Kính mong cô và các bạn chú ý lắng nghe!

Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của kinh thành Thăng Long Hà Nội. Bên trong Hoàng Thành bao gồm rất nhiều các di tích đồ sộ. Hoàng Thành nổi bật với Đoan Môn. Đây là lối chính dẫn vào Cấm Thành, nằm ở hướng Nam của điện Kính Thiên, thẳng với Cột cờ Hà Nội. Cột cờ Hà Nội nằm trên phần đất phía Nam của Hoàng Thành, khánh thành vào năm 1812 dưới thời vua Gia Long. Điện Kính Thiên được coi là công trình trung tâm của khu di tích Hoàng Thành, chứa đựng hồn cốt của toàn bộ quần thể kinh Thành Thăng Long. Bộ thành bậc Điện Kính Thiên được công nhận là bảo vật của quốc gia bởi vẻ đẹp nghệ thuật kiến trúc tuyệt tác và giá trị lịch sử vô giá. Cùng nằm trong khu vực trung tâm của Hoàng Thành Thăng Long là Hậu Lâu. Hậu Lâu được xây dựng theo kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Tiếp đến là khu vực Cửa Bắc được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805. Hiện nay, khu vực này đang thờ hai vị quan Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Đặc biệt, chúng ta không thể không kể đến khu di tích khảo cổ. Nơi đây đã phát hiện ra rất nhiều di vật và các kiến trúc có giá trị còn sót lại qua các triều đại: Lý, Trần, Lê. Ngoài ra, khu di tích còn có Nhà Cách mạng D67. Đây từng là phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

Như cô và các bạn có thể thấy, di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long không chỉ là nơi lưu giữ các dấu tích của lịch sử mà nó còn góp phần tái hiện một cách sinh động quá trình lịch sử trải dài từ thời kì Bắc Thuộc đến nhà Nguyễn. Từ việc tìm hiểu khu di tích, ta càng thêm tự hào về quá khứ huy hoàng, vẻ vang của cha ông.

Thưa cô và các bạn, phần trình bày của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

Thuyết trình về Hoàng Thành Thăng Long - mẫu 4

Hoàng Thành Thăng Long là nơi gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, một trong những di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Ngày nay, Hoàng Thành Thăng Long là một trong những điểm đến nổi tiếng của Hà Nội.

Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích được nước ta xây dựng từ thế kỷ thứ VII, dưới triều đại Đinh-Tiền Lê sau đó phát triển mạnh ở thời Lý, Trần, Lê và triều Nguyễn. Hoàng Thành Thăng Long là một công trình kiến trúc đồ sợ đại diện cho một trong những công trình để bảo vệ đất nước lớn nhất nước ta. Hoàng Thành được các triều đại xây dựng qua nhiều giai đoạn mới hoàn thành thành công. Sau này, khi đất nước đã được thống nhất, Hoàng Thành trở thành một trong những di tích lịch sử lâu đời và quan trọng bậc nhất của nước ta.

Hoàng Thàng Thăng Long là địa điểm lưu giữ nhiều giá trị lịch sử của dân tộc. Bao gồm cả những giá vị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa,... Hằng năm, nơi đây vẫn được tổ chức nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Hoàng Thành Thăng Long cũng có mở bán vé tham quan cho du khách tới đây chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc cổ kính của nơi này.

Từ đó đến nay, trải qua rất nhiều những biến cố của lịch sử, Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với nhiều giá trị lịch sử văn hóa khác nhau. Một số di tích tiêu biểu được khai quật và gìn giữ tới thời điểm hiện tại có thể kể đến như Kỳ Đài, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu…

Như người ta vẫn thường nói, thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Hoàng Thành Thăng Long là nơi ghi dấu rất nhiều những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Đối với những người yêu giá trị văn hóa truyền thống, đây là địa điểm vô cùng thú vị để chiêm nghiệm, tìm tòi những giá trị lịch sử.

Thuyết trình về Hoàng Thành Thăng Long - mẫu 5

     Có nhiều thư tịch cổ chép về trung tâm hoàng thành Thăng Long xưa với những cung điện nguy nga, tráng lệ trên một qui mô to lớn và phát triển liên tục qua các triều đại, nhưng chưa ai có thể định hình ra được nó nằm ở đâu, được xây dựng như thế nào, kiến trúc ra sao, bởi tất cả những công trình này đã bị vùi sâu trong lòng đất hàng ngàn năm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thế rồi cuộc khai quật cổ học tại 18 Hoàng Diệu lần đầu tiên giúp cho giới sử học tận mắt thấy một phần lớn diện mạo kiến trúc hoàng thành Thăng Long thời Lý, thời Trần, thời Lê và nhiều di vật quan trọng khác.

     Từ trước cho đến khi cuộc khai quật khảo cổ này được bắt đầu, trong giới khảo cổ, sử học đã có hai luồng ý kiến về vị trí của thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Một là trung tâm Thăng Long thời Lý, Trần, Lê là điện Kính Thiên vẫn còn nền móng và các thành bậc chạm rồng và sứ hoa văn thời Lê sơ. Ý kiến sau cho rằng thành Thăng Long thời Lý, Trần ở phía tây Vườn bách thảo. Vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, giới khảo cổ tổ chức khai quật một số địa điểm như Hậu Lâu, Tràng Tiền, Hàng Dầu, Đoàn Môn, Bắc Môn, Văn Miếu, Trần Phú... với mong muốn tìm kiếm các di tích kiến trúc của những cung điện Thăng Long - Hà Nội cổ, nhưng chỉ mới phát hiện được vài dấu tích kiến trúc và một số di vật khác. Chính cuộc khai quật khảo cổ tại số 18 Hoàng Diệu lần này đã mở ra cho giới khảo cổ nhiều triển vọng tìm về trung tâm hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê.

     Qua bóc tách các lớp đất ở độ sâu từ 1m trở xuống và dầy 2,3–5m đã xuất hiện nhiều dấu vết các thời đại sắp chồng lên nhau. Qua các hố khai quật trên một diện tích hơn 14.000m2, các nhà khảo cổ đã làm xuất lộ được gần hết di tích nền móng của cung điện có chiều dài 62m, rộng 27m (diện tích 1.674m2 với chín gian nhà) thuộc thời Lý, Trần. Cung điện có một hệ thống 40 trụ móng cột được sử lý rất kiên cố bằng sỏi và gạch ngói. Để có thể hình dung rõ hơn về diện mạo kiến trúc cung điện này, nhóm khảo cổ đã mời 40 công nhân đứng trên 40 trục móng, lúc này họ mới hình dung được qui mô của cung điện. Tại hố khai quật A1 còn tìm thấy hệ thống móng trụ của thủy đình ven sông ... Điều đáng ngạc nhiên hơn, tại đây đã phát hiện một giếng nước thời Lý xây gạch đường kính 68cm, sâu 2,5m cùng với hai giếng nước thời Lê. Một điều cũng gây ngạc nhiên và khá lý thú không chỉ đối với khảo cổ học mà còn với những nhà xây dựng hiện nay, đấy là qua các hố khai quật có thể thấy những hệ thống cống thoát nước gần 1.000 năm vẫn còn khá nguyên vẹn.

     Ở khu vực Hà Nội chưa có cuộc khai quật khảo cổ nào lại mang đến một số tượng di vật lớn và có giá trị như cuộc khai quật này. Tổng số di vật ước tính khoảng hơn 3 triệu, chủ yếu là gạch, ngói và đồ gốm trang trí kiến trúc. Có đến hàng ngàn viên gạch xây cung điện, lầu gác ở Thăng Long, trong đó đáng chú ý là các viên gạch có khắc chữ Hán “Đại Việt quốc dân thành chuyên” để nói rõ là gạch xây kiến trúc của nước Đại Việt thời Lê, gạch “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”, là gạch xây cung điện nhà Lý năm 1057; gạch “Vĩnh Ninh trường” xây dựng các cung điện thời Trần; gạch “Tam phụ quân, Tráng phong quân”... chỉ dùng xây dựng các kiến trúc thời quân đội thời Lê Thánh Tông. Các tượng rồng, phượng cỡ lớn cũng được tìm thấy với kích thước khá lớn, cao gần đầu người, chứng tỏ các kiến trúc thời Lý, Trần, Lê ở đây được xây dựng rất công phu và đẹp đẽ. Trong một hố khai quật khác, đã phát hiện các loại gốm sứ cao cấp với các biểu trưng chỉ dành riêng cho nhà vua như hình rồng năm móng và chữ “Quan”, do Việt Nam tự sản xuất với kỹ thuật cao, ngoài ra còn có súng thần công, một số loại vũ khí, tiền đồng và đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức bằng kim loại đen, kim loại màu, cùng loại có ánh vàng cũng được phát hiện.

     Mặc dù cuộc khai quật sẽ còn tiếp diễn với hàng ngàn mét vuông trong khu vực nhưng qua các di tích kiến trúc được tìm thấy, các nhà khảo cổ học bước đầu nhận định: toàn bộ các di tích đã phát hiện nằm trên qui hoạch mặt bằng tổng thể của một khu vực khoảng 40.000m2 ở phía tây của hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Thời kỳ tiền Thăng Long đây là trung tâm thành Đại La. Thời kỳ Lý, Trần có thể là điện Càn Nguyên (hay còn là điện Thiên An) và thời Lê đây là cung điện của một vị hoàng hậu của vua Lê Thánh Tông.

     Bộ Văn hóa - thông tin, Trung tâm khoa học xã hội & nhân văn quốc gia, Hội Khoa học lịch sử VN đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn khoa học để tìm giải pháp bảo vệ và phát huy các di tích vừa được phát hiện. Trong một cuộc họp mới đây do Trung tâm Khoa học xã hội & nhân văn quốc gia tổ chức, đại đa số các nhà khoa học đồng tình kiến nghị cần được tiếp tục khai quật mở rộng, cuộc khai quật chỉ mới được tiến hành trên một nửa diện tích, cho nên chưa có thể đánh giá được một cách đầy đủ về các di tích đã phát lộ, đặc bi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×