Cơ cấu tổ chức của các mô hình nhà nước nói trên ra sao? Hoạt động quản lí xã hội được tổ chức bằng những công cụ và biện pháp như thế nào?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
* Cơ cấu tổ chức của các mô hình nhà nước…:
- Mô hình nhà nước quân chủ tập quyền:
+ Ở trung ương: đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực tối cao. Giúp việc cho vua có nhiều cơ quan chuyên môn, được phân định rõ ràng.
+ Ở địa phương: nhà nước chia địa phương thành nhiều cấp quản lí, cử quan lại cai trị để đảm bảo trật tự trị an.
- Mô hình nhà nước dân chủ cộng hòa:
+ Ở trung ương: Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, nắm quyền lập pháp. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Toà án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp.
+ Ở địa phương: cả nước được chia thành nhiều cấp hành chính (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, huyện/thành phố trực thuộc tỉnh, xã), mỗi cấp đều đặt dưới sự quản lí của Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dân.
* Hoạt động quản lí xã hội được tổ chức thông qua các công cụ và biện pháp sau:
- Công cụ quản lí: hiến pháp, pháp luật.
- Biện pháp quản lí: các chính sách, nghị định, nghị quyết,... của Đảng, Quốc hội, Chính phủ,... theo hiến pháp và pháp luật.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |