Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài điệp ngữ

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.199
5
2
Trần Bảo Ngọc
01/08/2017 02:08:27
Soạn bài điệp ngữ
I. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
1. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
Câu 1. Những từ ngữ được lặp lại trong khổ đầu và cuối cuối bài “Tiếng gà trưa”.
Khổ 1: Nghe (3 lần) Cả hai khổ: - Tiếng gà
Khổ 2: Vì (4 lần) - Cục tác
- Tuổi thơ.
Câu 2. Tác dụng của những từ ngữ gặp lại.
- Nhằm mục đích nhấn mạnh ý, gây ấn tượng.
- Gợi lên cảm xúc trong lòng người.
2. Tác dụng điệp ngữ.
Khổ thơ a: Điệp ngữ nối tiếp (Thơ Phạm Tiến Duật)
Khổ thơ b: điệp ngữ chuyển tiếp điệp ngữ vòng (Thơ Đoàn Thị Điểm)
II. Luyện tập.
Câu 1.
Đoạn a.
- Điệp ngữ: Một dân tộc đã gan góc nhằm nhấn mạnh để làm nổi bật bản chất kiên cường, gan gạ, dũng cảm của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống phát xít dành độc lập tự do.
- Điệp ngữ: Dân tộc đó phải được – Khẳng định sự tất yếu về quyền được hưởng tự do độc lập của dân tộc Việt Nam.
- Biện pháp điệp ngữ đà làm co văn bản cân đối, nhịp nhàng.
Nội dung diễn đạt trở nên ấn tượng, hùng hồn, giàu sắc thái ý nghĩa có sức thuyết phục cao.
Đoạn b. Điệp ngữ trông (9 lần) thể hiện sự lo lắng về ngổn ngang trăm bề cực nhọc vất vả của người làm ra hạt gạo. Đi cấy (2 lần) sự khác biệt hành động đi cấy của mình với người khác.
Câu 2.
- Xa nhau … xa nhau … = > điệp ngữ cách quãng
- Một giấc mơ. Một giấc mơ = > điệp ngữ vòng tròn.
Câu 3. Việc lặp đi lặp lại số từ ngữ trong đoạn văn không có tác dụng biểu cảm, bởi vì sự lặp lại đó không phải do dụng ý nghệ thuật, mà do sự vụng về của người viết.
- Sửa lại: Mảnh vườn phía sau nhà em trồng rất nhiều loài hoa: cúc, thược dược, đồng tiền, hoa hồng và cả lay ơn nữa. Này Quốc tế phụ nữ em hái hoa tặng mẹ và tặng chị.
Câu 4. Ngày mai ngày khai giảng năm học mới, em bồn chồn thao thức, nghĩ đến giây phút đứng ở sân trường nhìn lá cờ đỏ bay phấp phới và nghe tiếng trống giòn giã tưng bừng chào mừng năm học mới…mà thấy háo hức vô cùng… Ngày mai… Ngày mai sẽ đến.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Bạch Tuyết
05/08/2017 02:17:38
ĐIỆP NGỮ


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Điệp ngữ là gì?
a) Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ Tiếng gà trưa.
Gợi ý: Lưu ý các từ ngữ được lặp lại ở khổ đầu, khổ cuối bài thơ, đặc biệt là cụm từ Tiếng gà trưa được lặp lại 5 lần trong suốt bài thơ.
b) Nhận xét về tác dụng của việc lặp đi lặp lại từ ngữ trong bài thơ Tiếng gà trưa.
Gợi ý: Điệp ngữ có tác dụng làm nổi bật ý, gây ấn tượng, gợi cảm xúc, tạo nhịp điệu.
2. Các loại điệp ngữ
So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ dưới đây để thấy được đặc điểm của mỗi dạng điệp ngữ:
a) Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
[...]
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
(Phạm Tiến Duật)
b) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Đoàn Thị Điểm)
Gợi ý:
- Chú ý vào các từ in đậm.
- Các từ “nghe” trong khổ thơ thứ nhất bài Tiếng gà trưa lặp lại theo hình thức điệp nối tiếp.
- Điệp ngữ trong đoạn thơ a) là dạng điệp nối tiếp, trong đoạn thơ b) là dạng điệp vòng tròn.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của nó.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
(Hồ Chí Minh)
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao)
Gợi ý:
- Các từ in đậm là các từ nằm trong phép điệp (tự chỉ ra cách thức điệp trong những trường hợp này).
- Tác dụng của điệp ngữ:
+ Trong đoạn văn của Hồ Chí Minh, các điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sự xứng đáng được hưởng quyền tự do độc lập của dân tộc ấy.
+ Trong bài ca dao, các điệp ngữ có tác dụng khắc hoạ sự vất vả gian nan của người nông dân.
2. Tìm và xác định loại điệp ngữ trong các câu sau:
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
(Khánh Hoài)
Gợi ý: Chú ý các cụm từ xa nhau, một giấc mơ (điệp nối tiếp).
3. Nhận xét về sự lặp lại từ ngữ trong đoạn văn sau:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em ...
Gợi ý: Việc lặp lại quá nhiều từ trong đoạn văn trên không phải là phép tu từ. Nó tạo ra cảm giác nặng nề, nhàm chán.
Có thể chữa lại như sau:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em dành khu đất ấy để trồng các loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ, em hái chính những bông hoa ấy để tặng chị và mẹ của em.
4. Hãy viết một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng điệp ngữ và cho biết mục đích sử dụng các điệp ngữ ấy.

Gợi ý: Vận dụng các kiến thức về điệp ngữ đã học để tạo lập đoạn văn. Chú ý tránh sự lặp lại mà không tạo ra hiệu quả nghệ thuật.
2
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Điệp ngữ

Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

Câu 1 (trang 152 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Bài thơ Tiếng gà trưa

   Khổ thơ đầu lặp lại từ “Nghe”

   Khổ thơ cuối lặp lại từ “vì”

Câu 2 (trang 152 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Tác dụng của việc lặp lại từ ngữ :

   - Từ “nghe” nhấn mạnh cảm giác, tâm tư của người lính trẻ.

   - Từ “vì” nhấn mạnh nguyên nhân, động lực chiến đấu.

Các dạng điệp ngữ

   Điệp ngữ trong khổ đầu bài Tiếng gà trưa là điệp ngữ cách quãng.

   a. Điệp ngữ nối tiếp.

   b. Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

Luyện tập

Câu 1 (trang 153 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   a. Điệp ngữ một dân tộc đã gan góc … dân tộc đó… → nhấn mạnh quyền tự do, quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

   b. Điệp ngữ đi cấy, trông → nhấn mạnh nỗi lo toan, nỗi vất vả của người nông dân.

Câu 2 (trang 153 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Điệp ngữ trong đoạn văn của Khánh Hoài :

   - xa nhau – điệp ngữ cách quãng.

   - một giấc mơ – điệp ngữ chuyển tiếp.

Câu 3 (trang 153 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   a. Việc lặp đi lặp lại một số từ trong đoạn văn không có tác dụng biểu cảm. Đó là lỗi lặp từ.

   b. Chữa lại :

   Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc, thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, rồi cả hoa lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa tặng mẹ và chị.

Câu 4 (trang 153 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Đoạn văn tham khảo :

   Hà Nội vào hè, nắng vàng ươm trên từng góc phố. Nắng nhảy nhót, nắng rung rinh, nắng chan hòa, không ngần ngại du dương theo từng làn gió. Người đi bộ hè phố, kẻ chạy xe ngang dọc, không khỏi vội vàng, như sợ ánh nắng ấy đuổi bắt, sợ làn gió vờn quanh mình một đợt sóng nhẹ mang theo hơi thở của nắng. Ngày hè phố Hà Nội như thế.

1
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Điệp ngữ

I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

Câu 1: Trong bài "Tiếng gà trưa":

- Khổ đầu bài thơ Tiếng gà trưa : lặp lại từ "nghe"

- Khổ cuối : lặp lại từ "vì"

Câu 2: Tác dụng việc lặp từ ngữ như trên:

- Việc lặp lại từ "nghe" nhấn mạnh cảm xúc, tâm tư của người lính trẻ khi nghe âm thanh tiếng gà trưa.Người lính không chỉ nghe bằng thính giác mà còn bằng cả cảm giác, tâm hồn.

- Lặp lại từ "vì". => Nhấn mạnh đến nguyên nhân, động lực để người chiến sĩ cầm súng chiến đấu.

II. Các dạng điệp ngữ

Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

- Các từ "nghe" trong khổ thơ thứ nhất bài Tiếng gà trưa lặp lại theo hình thức điệp nối tiếp.

- Điệp ngữ trong đoạn thơ

a. Là dạng điệp nối tiếp, trong đoạn thơ

b. Là dạng điệp vòng tròn.

III. Luyện tập

Câu 1:

a.

- Điệp ngữ: một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó

- Tác dụng: Trong đoạn văn của Hồ Chí Minh, các điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sự xứng đáng được hưởng quyền tự do độc lập của dân tộc ấy.

b.

- Điệp ngữ: trông

- Tác dụng: Ý nhấn mạnh nỗi lo toan, trông chừng thời tiết, mong cho mưa thuận gió hòa để người nông dân được mùa, bội thu.

Câu 2: Điệp ngữ :

- Xa nhau => điệp ngữ cách quãng.

- Một giấc mơ => điệp ngữ chuyển tiếp.

Câu 3:

Việc lặp lại quá nhiều từ trong đoạn văn trên không phải là phép tu từ. Nó tạo ra cảm giác nặng nề, nhàm chán.

Có thể chữa lại như sau:

Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em dành khu đất ấy để trồng các loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ, em hái chính những bông hoa ấy để tặng chị và mẹ của em.

Câu 4: <

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×