ĐẠI TỪ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đại từ là gì?
Đọc những câu dưới đây, chú ý các từ in đậm và trả lời câu hỏi.
(1)
Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa.(Khánh Hoài)
(2)
Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm.(Võ Quảng)
(3)
Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.(Khánh Hoài)
(d)
Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.Ai làm cho bể kia đầy,Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?(Ca dao)
1. Từ
nó ở trong đoạn văn đầu trỏ ai? Từ
nó trong đoạn văn thứ hai trỏ con vật gì? Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ
nó trong hai đoạn văn ấy?
Gợi ý:
Nó trong đoạn văn (1) trỏ
em tôi còn
nó trong đoạn văn (2) trỏ
con gà của anh Bốn Linh. Để biết được nghĩa của các từ
nó này, người ta phải căn cứ vào ngữ cảnh nói, căn cứ vào các câu đứng trước hoặc sau câu có chứa từ này.
2. Từ
thế trong đoạn văn sau đây trỏ sự việc gì? Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của từ
thế trong đoạn văn này.
Gợi ý: Từ
thế ở đây trỏ cái gì? Muốn biết điều này, hãy xác định "
Vừa nghe thấy thế" là vừa nghe thấy gì?
3. Từ
ai trong bài ca dao dùng để làm gì?
Gợi ý: Muốn xác định được
ai trong bài ca dao trên được dùng để làm gì, trước hết phải xác định câu "Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?" có mục đích gì, để kể, để tả hay để hỏi? Câu ca dao này dùng với mục đích hỏi, từ
ai trong trường hợp này được dùng để hỏi.
4. Các từ
nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
Gợi ý: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu có đại từ. Nếu đại từ không làm chủ ngữ hay vị ngữ thì xác định xem nó làm phụ ngữ cho từ nào, nằm trong cụm từ nào?
Từ
nó trong đoạn văn (1),
ai trong bài ca dao làm chủ ngữ;
nó trong đoạn văn (2) làm phụ ngữ cho danh từ,
thế làm phụ ngữ cho động từ.
2. Phân loại đại từ
a) Đại từ để trỏ
Trong các nhóm đại từ sau đây, nhóm nào dùng để trỏ người, sự vật; nhóm nào trỏ số lượng; nhóm nào chỉ hoạt động, tính chất, sự việc?
(1) -
tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ, ...
(2) -
bấy, bấy nhiêu(3) -
vậy, thếGợi ý: Nhóm thứ nhất trỏ người, vật; nhóm thứ hai trỏ số lượng; nhòm thứ ba trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. Đây cũng là ba loại đại từ để trỏ.
b) Đại từ để hỏi
Trong các nhóm đại từ để hỏi sau đây, nhóm nào hỏi về người, vật; nhóm nào hỏi về số lượng; nhóm nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc?
(1) - ai, gì, ...
(2) - bao nhiêu, mấy
(3) - sao, thế nào
Gợi ý: Tương ứng với ba nhóm đại từ để trỏ, đại từ để hỏi cũng được chia thành ba loại: đại từ để hỏi về người, vật; đại từ để hỏi về số lượng; đại từ để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. a) Xếp các đại từ đã nhắc đến ở mục trên vào bảng dưới đây:
Số Ngôi
| Số ít
| Số nhiều
|
1
|
|
|
2
|
|
|
3
|
|
|
Gợi ý: Đại từ trỏ người, vật ngôi thứ nhất là các từ trỏ bản thân người, vật (
tôi, tao, tớ,...); ngôi thứ hai là trỏ người, vật là đối tượng trực tiếp đối diện với người nói (
mày,...); ngôi thứ ba trỏ đối tượng gián tiếp nói đến trong lời (
nó, hắn,...). Tương ứng, có đại từ ngôi thứ nhất số nhiều (
chúng tôi, chúng tao, chúng tớ,...), ngôi thứ hai số nhiều (
chúng mày,...), ngôi thứ ba số nhiều (
chúng nó, họ,...).
b) So sánh nghĩa của đại từ
mình trong các câu sau:
a) Cậu giúp đỡ
mình với nhé!
b)
Mình về có nhớ ta chăng,Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.(Ca dao)
Gợi ý:
Mình trong câu (a) trỏ bản thân người nói (viết), thuộc ngôi thứ nhất số ít;
mình trong hai câu ca dao trỏ người nghe (đọc), thuộc ngôi thứ hai.
2. Tìm một số ví dụ về trường hợp các danh từ chỉ người như: ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, cháu, con,…được sử dụng như đại từ xưng hô.
Gợi ý: Tham khảo các ví dụ sau:
- Cháu chào bác ạ!- Cháu mời ông bà xơi cơm.- Anh cho em hỏi bài toán này nhé!- Hôm nay, mẹ có đi làm không?- Cô chờ ai đấy?…
3. Nhận xét về nghĩa của các đại từ sau đây, chúng có trỏ một đối tượng cụ thể nào không?
a) Hôm nay ở nhà,
ai cũng vui.
b) Qua đình ngả nón trông đình,
Đình
bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.
(Ca dao)
c)
Thế nào anh cũng đến nhé.
Gợi ý: Các đại từ trên được dùng để trỏ chung.
* Đặt câu với các từ
ai, sao, bao nhiêu với nghĩa trỏ chung.
Gợi ý: Dựa vào các trường hợp sử dụng đại từ trỏ chung ở các câu trên. Lưu ý, các đại từ trỏ chung không biểu thị riêng một đối tượng nào cả, chẳng hạn:
- Ai mà chẳng thích được ngợi khen.
- Làm sao mà tôi biết được bạn đang nghĩ gì.
- Ta quý mến bạn bao nhiêu bạn sẽ quý mến ta bấy nhiêu.
4. Với các bạn cùng lớp, cùng tuổi, nên dùng các từ xưng hô như: tôi, bạn, mình,…để xưng hô cho lịch sự. Hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự hiện vẫn còn khá phổ biến ở trường và ở lớp. Với những trường hợp ấy cấn góp ý để các bạn xưng hô với nhau một cách lịch sự hơn.
5. Hãy so sánh giữa từ xưng hô tiếng Việt và đại từ xưng hô trong các ngoại ngữ mà em được học để thấy sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm.
Gợi ý: Đại từ xưng hô trong một số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc ít hơn trong tiếng Việt. Nếu xét về ý nghĩa biểu cảm thì các đại từ xưng hô trong các ngôn ngữ ấy nhìn chung không mang nghĩa biểu cảm.