LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bạn dự kiến sẽ phân tích ví dụ nào khi tham gia cuộc thảo luận trong nhóm học tập về nét khác biệt nói chung giữa truyện ngắn trung đại và truyện ngắn hiện đại? Hãy ghi tóm tắt những ý phân tích đó.

Bạn dự kiến sẽ phân tích ví dụ nào khi tham gia cuộc thảo luận trong nhóm học tập về nét khác biệt nói chung giữa truyện ngắn trung đại và truyện ngắn hiện đại? Hãy ghi tóm tắt những ý phân tích đó.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
8
0
0

Trả lời:

1. Bảng so sánh nét khác biệt của truyện ngắn trung đại và truyện ngắn hiện đại

Truyện ngắn trung đại

Truyện ngắn hiện đại

Nội dung

- Nội dung bị giới hạn, gò bó trong phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi lễ giáo xã hội phong kiến.

- Chỉ đề cập đến một góc khuất nhỏ trong cuộc sống.

- Chủ yếu để bày tỏ chí, tỏ lòng.

- Nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc.

- Có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng.

- Cách viết hiện đại, đề cập nhiều góc khuất của xã hội chân thực.

Nghệ thuật

- Mang tính ước lệ tượng trưng, có điển tích, điển cố, tuân theo các truyền thống, săp đặt sẵn.

- Không có quan điểm cá nhân.

- Góc nhìn mở rộng, không bị ràng buộc bởi lễ nghi, lễ giáo.

- Biểu lộ cái tôi, quan điểm cá nhân vào bài viết.

 2. Phân tích ví dụ

Truyện ngắn trung đại: Chuyện người con gái Nam Xương

Truyện ngắn hiện đại: Vợ nhặt

* Giống nhau:

- Gửi gắm được tình cảm, sự cảm thông, tư tưởng của tác giả.

- Gồm 2 nội dung chính: Nhân đạo, hiện thực.

* Khác nhau:

- Nội dung:

+ Chuyện người con gái Nam Xương: Chỉ để cập đến góc khuất là vị trí, oan khuất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, chưa đưa được quan điểm cá nhân về hướng giải quyết vào trong tác phẩm. Câu chuyện vẫn mang nặng tư tưởng phong kiến (phụ nữ theo chồng, không có tiếng nói, không tự bảo vệ được mình; mê tín, lễ giáo;...).

+ Vợ nhặt: Tình huống truyện hiện đại, hấp dẫn. Đề cập đến góc khuất của xã hội một cách chân thực. Tác giả đưa cái tôi cá nhân là hướng nhân vật đến giác ngộ lí tưởng cách mạng.

- Nghệ thuật:

+ Chuyện người con gái Nam Xương: Câu chuyện chỉ được viết theo điểm nhìn của người kể, trình tự kể theo trình tự thời gian, ngôn ngữ khách quan thuần túy. Truyện có tính ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

+ Vợ nhặt: Câu chuyện thay đổi điểm nhìn linh hoạt, trình tự kể chuyện xáo trộn theo dụng ý của người viết, ngôn ngữ đan xen giữa khác quan và chủ quan. Góc nhìn mở rộng, không bị ràng buộc bởi lễ nghi, lễ giáo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư