Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Trong truyện thơ, có thơ và có chuyện. Hai yếu tố ấy bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau. Thường thì chuyện nhờ có thơ, chuyện thêm đậm đà, thơ nhờ có chuyện, thơ thêm sâu sắc, tách riêng thơ đằng thơ, chuyện đằng chuyện sẽ mất mát rất nhiều:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Hai câu này tách riêng ra vẫn hay, vẫn gợi lên một cảnh đẹp, tình tứ và nên thơ. Nhưng phải đặt nó đúng vào cái chỗ của nó trong Truyện Kiều lúc Kim – Kiều mới gặp nhau lần đầu, chưa nói được với nhau một lời nào nhưng mối tình giữa hai người thì đã mãnh liệt, mãnh liệt đến mức:
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê
Y như trong câu ca dao ngày trước:
Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó trao lời khó trao
Ta phải nhớ rõ lúc này là lúc hai người gặp nhau, yêu nhau, chưa nói được gì với nhau đã phải xa nhau mới thấy hết chiều sâu trong cái cảnh dưới dòng nước chảy, tơ liễu thướt tha.
(Hoài Thanh toàn tập, tập 4, NXB Văn học, Hà Nội, 1999, tr. 484 – 485)
Tóm tắt luận điểm chính của đoạn trích.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trả lời:
- Luận điểm chính: Trong truyện thơ, có thơ và có chuyện, hai yếu tố ấy bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau giúp các tác phẩm hoàn hảo hơn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |