Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về 2 khổ đầu trọng bài thơ Tràng giang

1. Cảm nhận của em về 2 khổ đầu trọng bài thơ Tràng giang
2. Cảm nhận của em về 2 khổ đầu trong bài thơ Vội vàng
3. ​Cảm nhận của em về 2 khổ đầu của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc tử
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.740
1
0
Phương Như
28/04/2019 17:41:41
3. ​Cảm nhận của em về 2 khổ đầu của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc tử
Bài làm:
Hàn Mặc Tử là nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, những sáng tác của ông được sáng tác và đi vào lòng cũng một cách rất tự nhiên, sâu lắng, để lại nhiều suy ngẫm cho độc giả. Một trong những bài thơ như thế chính là bài Đây thôn Vĩ Dạ, bài thơ nhắc nhiều đến xứ Huế thơ mộng, với vẻ đẹp vừa giản dị vừa yêu kiều như chính người con gái mà tác giả đang thầm thương trộm nhớ. Không những thế bài thơ còn nói lên niềm khát khao được sống, được yêu một cách tha thiết của thi sĩ. Trong đó, hai khổ thơ đầu đã diễn tả một khung cảnh bình yên, hình ảnh con người đẹp e ấp bên lá trúc cùng diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Không giống với các bài thơ khác, mở đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lại không phải là một câu miêu tả hay một câu cảm thán, mà là một câu hỏi tu từ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Cảm hứng của bài thơ được khơi gợi từ một tấm thiếp của Hoàng Thị Kim Cúc viết cho Hàn Mặc Tử, những lời thơ khiến cảm xúc của tác giả lại ùa về, gợi nhắc về một miền quê xứ Huế thơ một hữu tình.
Câu đầu của bài thơ, mở đầu bằng một câu hỏi đã lạ mà đằng này lại còn là một câu hỏi tu từ không có người trả lời càng khiến cho mạch cảm xúc của bài thơ trở nên bâng khuâng khó tả. Tuy không được ở gần, không được một lần về thăm lại Vĩ Dạ những với nỗi nhớ da diết đã đưa Hàn Mặc Tử trở về với xứ Huế. Câu hỏi tu từ như một lời trách móc, hờn dỗi của một cô gái muốn thủ thỉ rằng: sao lâu rồi mà anh không về thăm xứ Dạ lấy một lần. Câu hỏi đưa ra vốn không để tìm câu trả lời nên nó gợi nên cảm giác bâng khuâng, khó tả. Nói giống như một lời mời gọi, vừa như một lời giới thiệu mà cũng là sự tiếc nuối của chính tác giả đã lâu không có dịp về thăm chốn xưa : “Sao anh không về thăm thôn Vĩ?” – một lời tự vấn, tự trách bản thân mình.
Khung cảnh Vĩ Dạ dần hiện ra với bao nhiêu cảnh, vừa có nắng vừa có màu sắc rực rỡ lại vừa có hình ảnh của những lá trúc đung đưa trước ngõ nhà ai. Cái tài cái độc đáo của tác giả là gợi ra sự tưởng tượng mới lạ cho chính người đọc.
Không trực tiếp sống ở Vĩ Dạ nhưng với nỗi niềm nhớ Vĩ Dạ tha thiết đã khiến cho tác giả có thể tự phân thân mình đang đặt bước về thăm thôn Vĩ thân thương. Mỗi câu thơ như dẫn ra một vẻ đẹp của nơi đây, không những thế ngôn từ dùng để miêu tả khung cảnh vừa đẹp mà còn vừa có tính gợi. Mọi thứ đều hòa hợp và ánh lên một vẻ đẹp thanh tú, thuần khiết. Hình ảnh hàng cau gợi ra những vẻ đẹp thanh thoát, cao vút và vươn lên đón ánh sớm mai. Len lõi vào đó là những tia nắng bình minh vừa rực rỡ vừa dịu dàng như trải lên cho Vĩ Dạ một vẻ thân thiện lại đầy sự mời gọi. Nắng ở đây càng trở nên đẹp hơn, kì lạ hơn khi tác giả khoác cho nó một chiếc áo ngôn từ “nắng mới lên”. Cái nắng ấy thật tinh khiết mà cũng thật trong trẻo, không một chút gợn của một đêm dài đã trải qua.
Tác giả như dẫn dắt người đọc đi sâu hơn vào khung cảnh của thôn Vĩ. Với biện pháp so sánh, những khu vườn nời đây đã trở nên hữu tình trước mắt người đọc thông qua con mắt nghệ sĩ của Hàn Mặc Tử: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Dường như cây cối ở thôn Vĩ quanh năm đều tốt tươi. Từ “mướt” được sử dụng ở đây quả thực không quá chút nào, xanh mướt, mơn mởn và đầy sức sống. Nhịp thơ uyển chuyển kết hợp với từ ngữ mang tính tượng hình cao, cảnh vật nơi đây như càng thêm huyền bí, đẹp đẽ, vừa có màu của nắng mới lên, vừa có màu xanh mướt của những khu vườn, mọi thứ đều tươi mới và tràn trề nhựa sống.
Hình ảnh trăng hiện ra không chỉ ở bài thơ này mà còn còn là thi liệu của nhiều bài thơ của nhiều thi sĩ khác. Ánh trăng là biểu tượng cho cái đẹp, tượng trưng cho hạnh phúc và thanh bình. Đối với Hàn Mặc Tử hình ảnh trong thơ gợi cho người đọc một niềm tin yêu, một niềm hi vọng. Chỉ có trong thơ mới có sông trăng và hình ảnh thuyền chở trăng thi vị đến vậy. Nghệ thuật ẩn dụ này đã mang đến một cảm giác được chờ đợi, được khao khát nhưng đồng thời nó cũng như một sự dự cảm, một nỗi phân vân: “có chở trăng về kịp tối nay?”. Lời thơ cất lên như một câu hỏi không có đáp án. Hai câu thơ đặc tả tâm trạng khát khao được gặp gỡ nhưng đồng thời cũng thể hiện nỗi lo lắng khôn nguôi.
Mặc dù bài thơ đã ra đời từ cách đây rất lâu, nhưng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ nói chung và hai khổ thơ đầu nói riêng đã tạo nên nhiều cảm xúc của độc giả từ cổ chí kim. Nó không chỉ gợi mở vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là những tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc Tử, một tâm hồn thơ nhạy cảm muốn giao hòa với đời và với người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Phương Như
28/04/2019 17:43:41
2. Cảm nhận của em về 2 khổ đầu trong bài thơ Vội vàng
Bài làm:
Trong phong trào thơ mới những năm đầu thế kỉ 20, cây bút Xuân Diệu xuất hiện trên thi đàn như "một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này" ( Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Những bài thơ của ông bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu sắc với độc giả cả trên phương diện nội dung và nghệ thuật. "Vội vàng"( rút từ tập "Thơ thơ") là một thi phẩm như vậy. Bài thơ đã thể hiện tập trung sở trường của Xuân Diệu trong việc bộc lộ cái "tôi" và cách cảm nhận thiên nhiên, sự sống của mình, đặc biệt là qua hai khổ thơ đầu.
Ngay khi bước vào thi phẩm, ta đã không khỏi ngỡ ngàng và ấn tượng với ước muốn kì lạ của thi sĩ:
"Tôi muốn tắt nắng đi...bay đi"
Đó rõ ràng không phải là ước mơ của một người khổng lồ "ghé vai gánh đỡ cả giang sơn", cũng không phải là những ngông cuồng của tuổi trẻ, 4 câu thơ là khao khát cháy bỏng của chủ thể trữ tình muốn "tắt nắng", "buộc gió" để níu giữ hương sắc và vẻ đẹp của cuộc đời. Việc sử dụng thể ngũ ngôn ngắn gọn kết hợp với điệp ngữ "tôi muốn" và những động từ mạnh "tắt", "buộc" đã tạo ra một vẻ quyết liệt rất Xuân Diệu. Nhưng làm sao ý chí chủ quan của con người có thể thắng được quy luật bất biến của tạo hóa? Đọc kĩ câu hai và câu bốn, với điệp cấu trúc cú pháp "cho màu đừng...", "cho hương đừng..." mới thấy được sự tiếc nuối và hụt hẫng ở sau những dòng thơ tưởng chừng rất mạnh mẽ ấy. Dù vậy, ước muốn táo bạo và kì lạ của thi sĩ cũng đã hé mở một tấm lòng yêu đời đắm say, cuồng nhiệt của thi sĩ Xuân Diệu.
Nếu như khổ đầu bộc lộ một khát khao, một ước muốn tưởng chừng thật phi lí thì ở khổ thơ thứ hai, nhà thơ đã lí giải nguyên do của khát khao ấy. Con người bao giờ cũng vậy, luôn khao khát tìm kiếm hạnh phúc và vẻ đẹp của cuộc đời. Nếu như các nhà thơ mới có xu hướng thoát li trần gian, tìm đến chốn "bồng lai tiên cảnh" thì Xuân Diệu lại "đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới". Bởi đối với ông, thiên đường không ở đâu xa mà nằm ngay trên mặt đất, trong tầm tay của chúng ta:
"Của ong bướm...gõ cửa"
Thi sĩ lặp lại đến năm lần cụm từ "này đây" như một nhịp kể nồng nàn đầy say mê, như một tiếng reo vui đầy kinh ngạc khi liên tiếp phát hiện ra những vẻ đẹp kì lạ mà đắm say của thiên nhiên tạo hóa. Hơn nữa, cấu trúc câu linh hoạt cùng phép liệt kê đã tạo ra một lớp sóng ngôn từ, lớp sóng cảm xúc trào dâng đến vô tận vô cùng. Bức tranh xuân tràn trề sức sống hiện lên, đầy sinh động và chân thực. Đó là cái tình tứ của "ong bướm" trong "tuần trăng mật", là cái bát ngát "xanh rì" tươi mát của hoa cỏ đồng nội, là cái nõn nà, tràn trề nhựa sống của "cành tơ phơ phất". Tất cả chìm ngập trong thanh âm ríu rít, tươi vui và đầy si mê - những "khúc tình si" của chim yến, chim anh hót mừng mùa xuân mới. Đây đó bừng lên ánh sáng tinh khôi của ánh bình minh. Xuân Diệu đã thật tài tình khi ngầm so sánh "bình minh" như một thiếu nữ yêu kiều với hàng mi dài, duyên dáng, chỉ cần khẽ chớp cũng đủ làm khuynh quốc, khuynh thành. Và hơn thế nữa, thiếu nữ ấy còn là vị "thần Vui" mỗi ngày đều đến "gõ cửa", ban phát hạnh phúc cho muôn loài, muôn vật, muôn nơi. Quả thực, đây là một bức tranh xuân tuyệt vời với đầy đủ hương thơm, màu sắc, đường nét, ánh sáng và âm thanh. Đằng sau bức tranh ấy ta thấy được một tâm hồn như đang cháy lên niềm yêu, niềm khao khát tận hưởng sự sống, một cái "tôi" đầy ham hố và cuồng nhiệt. Phải là một người có đôi mắt "xanh non và biếc rờn", Xuân Diệu mới nhận ra và tái hiện cuộc sống quen thuộc "xưa như Trái Đất" dưới một góc nhìn mới một cách sinh động, gợi cảm và trẻ trung như thế. Không giống như thơ ca xưa, thường lấy vẻ đẹp của thiên thiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người, Xuân Diệu đã mạnh bạo lấy con người và tuổi trẻ làm chuẩn mực cho mọi cái đẹp của cuộc sống. Có lẽ chính từ quan niệm mĩ học mới mẻ ấy mà thi nhân đã sáng tạo ra một câu thơ độc nhất vô nhị chưa từng có trong lịch sử thơ ca dân tộc:
"Thánh giêng ngon như một cặp môi gần"
Câu thơ táo bạo trong cảm nhận, trong so sáng và trong cả cách sử dụng hình ảnh. Tháng Giêng là mùa xuân, là sự khởi đầu mơn mởn của một năm, là tháng thanh tân nhất, tươi mới nhất nay đã hóa thành cặp môi gần gợi cảm của người thiếu nữ đang mong đợi, hé chờ. Từ một hình ảnh vô hình, trừu tượng, bằng phép so sánh, tháng Giêng đã được hữu hình hóa, cụ thể hóa như một biểu tượng quyến rũ của tình yêu. Thi sĩ còn táo bạo hơn nữa khi dùng chữ "ngon" đầy nhục thể. Với nhà thơ ấy, tình yêu cuộc sống luôn được huy động cả phần hồn lẫn phần xác thật triệt để và mãnh liệt.
Vậy là chỉ trong bảy câu thơ, XD đã đưa cái đẹp về với trần thế, về với con người. Trong quan niệm của thi nhân, thế giới giống như một thiên đường trên mặt đất, không ở đâu xa, không ở hư vô mà hiện hữu ở quanh ta. Thế giới ấy luôn đầy xuân và tình, vừa như một khu vườn tình ái, như một mâm tiệc với thực đơn hấp dẫn, vừa như một người tình gợi cảm. Cũng từ đây, XD ngầm gửi gắm đến độc giả một quan niệm nhân sinh sâu sắc: muốn giữ được những vẻ đẹp của cuộc đời, trước tiên phải biết cách phát hiện ra những vẻ đẹp ấy, người nghệ sĩ hơn ai hết phải biết cảm nhận thế giới bằng cả tâm hồn yêu sống và bằng việc huy động tổng lực sức mạnh của mọi giác quan để đem đến cho thơ ca sức sống bất diệt:
" Sống toàn tâm, toàn bích, sống toàn hồn
Bằng say mê. Và thức nhọn giác quan..."
Dẫu biết mùa xuân là bất tận, đang ngập tràn trong men say của mùa xuân tình ái nhưng Xuân Diệu vẫn đủ tỉnh táo, đủ thực tế để nhận ra rằng cuộc đời và tuổi trẻ của con người thật ngắn ngủi làm sao, thời gian đã trôi qua là không thể níu giữ. Vì thế mà sau những phút cuồng nhiệt, sôi nổi, giọng thơ bỗng trùng xuống, lắng lại trong suy tưởng:
"Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"
Nhịp ngắt 3/5 với dấu chấm ở ngay giữa dòng thơ như một nốt lặng, một khoảng lặng chuyển tiếp của những xúc cảm trái ngược, tương phản. Nếu như "sung sướng" là khao khát yêu, khao khát sống thì "vội vàng một nửa" thể hiện sự hoài nghi, lo âu bởi sự ngắn ngủi của cuộc đời. Vì thế mà nhà thơ "hoài xuân", nhớ xuân, tiếc xuân ngay khi vẫn còn đang sống trong những ngày xuân tươi non: "Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua- Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già". Con người thường chỉ nhận ra giá trị thực sự của một khoảnh khắc, một vẻ đẹp nào đó khi thời gian đã trôi qua, khi ta đã đánh mất nó. Nhưng Xuân Diệu thì không thế, thi sĩ không đợi nắng hạ đến mới hối tiếc về những ngày xuân tươi đẹp. Buồn mà không bi lụy, đó là cái buồn của một tâm hồn yêu đời tha thiết. Chính cảm xúc ấy đã khơi nguồn cho lối sống "vội vàng" của thi sĩ: sống nhanh, sống mạnh, sống hết mình để tận hưởng và tận hiến, để không hoài phí thời gian và tuổi trẻ.
Tóm lại, hai khổ đầu thực sự là những dòng thơ đặc sắc cả về nội dung và hình thức, góp phần quan trọng trong thành công vang dội của thi phẩm "Vội vàng". Với lối thể hiện rất hiện đại cùng ngôn từ gợi cảm tinh tế và nhiều biện pháp tu từ đặc sắc, Xuân Diệu đã tái hiện thật sinh động và chân thực bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống và xuân tình. Qua đó, ta thấy được cái "tôi" tha thiết gắn bó với trần thế và khát khao cháy bỏng được thụ hưởng hương sắc của trần gian. Bài thơ còn là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây phút của cuộc đời, nhất là năm tháng của tuổi trẻ. Đó cũng là một quan điểm sống tích cực mà chúng ta cần học tập từ thi sĩ Xuân Diệu. Thời gian trôi qua không trở lại bao giờ, con người chỉ có duy nhất một lần được sống vì thế hãy biết chớp lấy từng khoảnh khắc thời gian để làm cho mỗi giây, mỗi phút của cuộc đời mình đều trở nên ý nghĩa và có giá trị.
4
0
Phương Như
28/04/2019 17:45:29
1. Cảm nhận của em về 2 khổ đầu trọng bài thơ Tràng giang
=> Huy Cận được biết đến với một hồn thơ ‘cổ điển nhất trong phong trào Thơ mới”. Ông tâm sự “Trước Cách mạng, tôi thường có thú vui vào chiều chủ nhật hàng tuần đi lên vùng đê Chèm để ngoạn cảnh sông Hồng. Phong cảnh sông nước đẹp gợi ho tôi nhiều cảm xúc”. Và bài thơ “Tràng giang” được viết ra thể hiện một nỗi buồn, nỗi cô đơn, lạc lõng của con người trước cuộc đời.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Huy Cận đã sử dụng hình ảnh thơ quen thuộc: con thuyền, dòng sông để gợi nên cảm xúc:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song”
Âm Hán việt “tràng giang” đã được tác giả sử dụng bằng việc hiệp vần “ang”. Nó gợi cho người đọc một không gian rợn ngợp, đây là cách thể hiện nổi bật cho phong cách thơ Huy Cận. Tâm trạng nhà thơ được mở ra “buồn điệp điệp”. Đây là nỗi buồn đang được cụ thể hóa, nó được hữu hình giống như từng đợt sóng dâng trào gối vào nhau, cứ thế không ngớt vỗ vào bờ. Nỗi buồn ấy dai dẳng mà âm ỉ, như có sự tồn tại vĩnh cửu. Từ “song song” như nói đến hai thế giới đứng cạnh nhau mà không bao giờ gặp nhau. Đó là sự gần gũi mà lại chẳng có sự gặp gỡ. Qua đó, tác giả nhấn mạnh sự đơn lẻ, cô độc của con thuyền trên dòng sông, hay chăng đó cũng chính là sự đơn lẻ của con người bên dòng đời. Nhà thơ Huy Cận đã sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập tạo nét cổ kính cho khổ thơ. Theo quy luật thuyền và nước là hai sự vật gắn bó mật thiết, nhưng trong bài thơ lại có hành động trái chiều, lạc nhịp gợi sự xa cách, gợi cảm giác cô đơn, mất mát:
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Hình ảnh cành củi khô táo bạo và độc đáo trong thi ca Việt Nam. Đó là hình ảnh có một không hai. Huay Cận đã thả vào Thơ mới một cành củi khô để nói hộ tấm lòng cả một thế hệ Thơ mới. Bởi vì, xưa nay những vật tầm thường ít được đặt vào thơ, đặc biệt là thơ cổ, hình ảnh củi khô mang vẻ đẹp giản dị, đời thường nhưng lại có giá trị biểu đặt ghê gớm. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng chắt lọc các từ đơn, khiến câu thơ như bị dập gãy, vơ vụn. & tiếng trong một câu thơ mà vỡ thành 6 mảnh cô đơn, sự cô đơn của cành củi khô với sự vô tận của dòng nước.
Cảnh vật vắng vẻ, cô quạnh ở khổ thơ thứ hai, tầm nhìn đã được mở rộng hơn:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nằng xuống trời lên sâu chót vót"
Tác giả sử dụng từ “lơ thơ”, “đìu hiu” gợi sự xuất hiện ít và thư thớt, cảm giác của con người thoáng buồn khi đứng trước tầm nhìn rộng. Đây là sự cảm nhận bằng thị giác. Bên cạnh đó, tác giả còn có sự cảm nhận bằng thính giác: cảm nhận về âm thanh cuộc sống tiếng chợ chiều. Cảnh vật như thiếu vắng hơi ấm của cuộc sống con người, cần lắm tìm đến sự tri ân. Từ “đâu” mang nhịp chậm, giọng buồn nhuốm sầu. Không gian được thắp lên màu nắng, tăng thêm cả về chiều rộng, độ cao, chiều sâu. Từ đó tác giả đã gợi ra một không gian từ mặt nước đến đáy sông, không gian được đẩy đến tận cùng, khắc họa nỗi buồn, cô đơn của con người trước cuộc đời. Tác giả như không tìm thấy sợi dây liên hệ với cuộc đời, mang đến sự vô vọng.
Hai khổ thơ đầu bài “Tràng giang”, tác giả Huy Cận đã gợi ra cả không gian rợn ngợp, nhưng tâm trạng của con người lại mang cảm giác sầu buồn, cô đơn, nỗi buồn như trải dài vô tận. Đó là sự cô đơn, lẻ loi của con người trước dòng đời, và không tìm thấy sự giao cảm của bản thân với cuộc đời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×