Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nên những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

1. Hãy nên những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Hãy nêu nguyên nhân, hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài.
10 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.295
1
0
Phương Như
29/04/2019 08:35:57
1. Hãy nên những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phương Như
29/04/2019 08:37:45
2. Hãy nêu nguyên nhân, hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài.
=> -Nguyên nhân, hậu quả :
+Chiến tranh Nam-Bắc triều :
nguyên nhân: mâu thuẫn gay gắt giữa nhà Lê (Nam triều-1533) voi nha Mac (Bắc triều-1527) -> Chiến tranh nam-bắc triều bùng nổ
Hậu quả : gây tổn thất lớn về người và của-> là cuộc chiến tranh phi nghĩa
+cuộc chiến tranh Trịnh-nguyễn :
Nguyên nhân:1545, nguyễn Kim chết, Trịnh Liêm la ré lên thay nắm binh quyền. Con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào trấn thủ ở Thuận Hóa, quảng Nam -> chiến tranh Trịnh-nguyễn bùng nổ
Hậu quả: Chia cắt đất nước thành Đàng Trong, Đàng Ngoài
Gây nhiều đau thương, tổn hại cho dân tộc
Tính chất: phi nghĩa
1
0
Phương Như
29/04/2019 08:38:45
4. nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành nam bắc triều
=> - Bước sang thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.
- Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.
- Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).
=> Cục diện Nam - Bắc triều hình thành.
1
0
Phương Như
29/04/2019 08:41:19
3. Hãy cho biết tình hình sản xuất nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI và XVIII
=> +) Đàng Trong:
Ở Đàng Trong, để củng cố cơ sở cát cứ, các chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng, chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.
Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt. Năng suất lúa rất cao.

+) Đàng Ngoài:
Khi chiến tranh Nam - Bắc triều chưa diễn ra, dưới thời Mạc Đăng Doanh, nhân dân được mùa, nhà nhà no đù.
Khi chiến tranh xảy ra (cả 2 cuộc chiến tranh): Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng, chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.
Ruộng đất công trong làng xã bị cường hào đem cầm bán, ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém -> nông dân phải bỏ làng phiêu bạt khắp nơi.
1
0
Phương Như
29/04/2019 08:42:50
5. Em hãy cho biết Quang Trung đại phá quân Thanh như thế nào
=> Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (12 - 1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An).
Tới Thanh Hoá, Quang Trung tiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ. Trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung đã thể hiện rõ quyết tâm đánh tan quân ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Ra đến Tam Điệp, Quang Trung khen ngợi kế hoạch tạm rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm và các tướng.
Quang Trung mở tiệc khao quân và tuyên bố : "Nay hãy ăn Tết Nguyên Đán trước, đến sang xuân, ngày mồng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy nhớ lời ta xem có đúng thế không ?"
Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo :
- Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long.
- Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.
- Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.
- Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.
Đêm 30 tết (âm lịch), quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.
Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Đây là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng 3 vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn luv được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dầy đặc.
Khi đến sát đồn giặc, Quang Trung truyền lệnh cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới. "Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết..., thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Quân Thanh đại bại" (Hoàng Lê nhất thống chí).
Khi đạo quân của Quang Trung đang đánh đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của đỏ đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Được nhân dân địa phương giúp sức, quân ta giáp chiến, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Tướng giặc là sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.
Nghe tin đại bại, Tôn Sr Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
Trưa mồng 5 Tết KỈ Dậu, vua Quang Trung trong bộ chiến bào xạm đen khói thuốc súng, cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn tiếng reo hò :
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh...
1
0
Phương Như
29/04/2019 08:44:12
6. nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào tây sơn
=> b. Nguyên nhân thắng lợi:
- Được nhân dân ủng hộ
- Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia. Đánh tan quân xâm lược Xiêm Thanh bảo vệ tổ quốc.
Phong trào Tây Sơn là 1 cuộc khởi nghĩa thu hút nhiều tầng lớp xã hội nhằm cải tạo xã hội, mang các khuynh hướng cải cách xã hội phong kiến đang suy thoái, tạo điều kiện cho mầm mống chủ nghĩa tư bản xuất hiện và được lãnh đạo bởi những nhà phong kiến tiến bộ kiệt xuất của thời đại đó.
a. Ý nghĩa:
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm- Thanh bảo vệ tổ quốc.
1
0
Phương Như
29/04/2019 08:47:01
7. trình bày chính sách quốc phòng và ngoại giao của vua qang trung
=> -Quốc phòng:
+Củng cố quân đội về mọi mặt, tổ chức quân đội chế tạo những chiến thuyền lớn và thi hành chế độ quân dịch với 3 suất đinh lấy 1 suất lính.
-Ngoại Giao:
+ Tuy có mềm dẻo đối với nhà Thanh
+ Đối với Nguyễn Ánh nhưng vẫn kiên quyết bảo vệ chủ quyền Độc Lập của tổ quốc.
8. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?
=> - Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân( Huế ) làm kinh đô
- 1084 vua Gia Long đổi quốc hiệu Đại Việt thành Việt Nam
- 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, trực tiếp điều hành mọi việc
- 1815, ban hành luật Gia Long, đặt ra Lệ tự bất
- 1831-1832, chia nước thành 13 tỉnh và 1 phủ trực thuộc Thừa Thiên
- 1838, vua Minh Mạng đổi tên nước là Đại Nam
- Quan tâm củng cố quân đội
- Đối ngoại : thuần phục nhà Thanh, không tiếp xúc với người phương Tây
1
0
Phương Như
29/04/2019 08:48:51
9. Quang Trung đã có những chính sách gì để khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định xã hội
=> * Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
=> Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa.
=> Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
1
0
Phương Như
29/04/2019 08:50:31
10. hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào tây sơn đối với lịch sử dân tộc từ 1771-1789
=> Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 – 1789:
  • Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
  • Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
0
0
Ori
29/04/2019 08:51:21
7. Chính sách quốc phong và ngoại giao
* Quốc phòng
- Thi hành chế độ quân dịch, 3 suất đinh lấy 1 suất lính
- Tổ chức quân đội gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh
- Có chiến thuyền các laoij: loại lớn chở voi(hoặc 500 - 600 lính)và hàng chục đại bác
* Ngoại giao :
- Đối với nhà thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết giữ tùng tấc đất của tổ quốc
- Đối với Nguyễn Ánh : tập chung lực lượng để tiêu diệt Nguyễn Ánh

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×