Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài văn nghị luận về lời ăn tiếng nói (khoảng một mặt giấy)

Thanks
3 trả lời
Hỏi chi tiết
344
0
0
Ori
29/04/2019 09:11:05

Vấn đề giáo dục cho học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường dâng là một trong những vấn đề hết sức căng thẳng trên mọi phương tiên thông tin đại chúng cúng như trở thành nỗi tran trở của toàn xã hội. Vấn đề đặt ra trong vấn đề này đó là làm sao giáo dục được ý thức và văn hóa cho học sinh một cách hài hòa nhất để các em có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Hiện nay nhà nước ta có những chính sách rất lớn để ưu tiên cho ngành giáo dục và cũng đã có những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo cho đội ngũ học sinh, sinh viên trong cả nước. Chúng ta chưa bàn đến vấn đề học kiến thức học văn hóa và điều mà chúng ta quan tâm trước chính là vấn đề giáo dục đạo đức của cho các em học sinh. Ngày xưa cha ông ta đã từng có câu “chim khôn nói tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, hay “học ăn, học nói, học gói, học mở”… tuy nhiên hiện nay vấn đề lời ăn tiếng nói của các bạn học sinh đang không được xem trọng. Chúng ta có thể để ý khi nghe các nhóm học sinh tụ tập nói chuyện với nhau thì sẽ thấy được những ngôn từ mà các em sử dụng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào các em cũng có thể nói ra được những từ ngữ không mất tốt đẹp như vậy. Và rất nhiều bạn học sinh cho rằng đó chính là ngôn ngữ teen, ngôn ngữ của giới trẻ nhưng không biết được rằng trào lưu này ảnh hưởng rất lớn đến các em. Những từ ngữ này không một môi trường giáo dục nào dạy các em và khuyến khích các em sử dụng những từ ngữ như vậy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trần Thị Huyền Trang
29/04/2019 09:13:17
Vấn đềgiáo dục học sjnh khj còn ngồi trên ghế nhà trường hiện nay đã và đang trởthành một vấn đề nóng bỏng trên mọi phương tiện thông tjn đại chúng cũng như trong đời sống sinh hoạt của mỗi người dân bây giờ. Vấn đề được đặt ra là : làm thếnào để vừa giáo dục được văn hóa cho học sjnh lại vừa giáo dục ý thức cho từng học sinh để trở thành những người toàn diện, có khảnăng phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước.
Hiện nay, nhà nước ta đã đặt ra một sốbiện pháp để thúc đẩy công cuộc giáo dục văn hóa cho học sjnh trong cả nước với các khấu hiệu như :" nói không với tiêu cực" , " thực hiện 4 không trong thj cử" ..v.v..
Nhưng vấn đề về rèn luyện ý thức cho học sjnh thì lại đang trở thành một vấn đề nan giải cho các bậc phụ huynh cũng như các nhà chức trách khj mà tình trạng xuống cấp trầm trọng vềý thức của học sjnh ngày nay đã trở thành 1 phong trào được rộ lên trong mỗi người. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều đó khj nghe một nhóm học sjnh tụtập nhau đứng nói chuyện trong bất kì hoàn cảnh, không gian, thời gian nào, nhất là với phong cách nói chuyện của những học sjnh được mệnh danh là " dân teen" ngày nay. Ảnh hưởng bởi các tệnạn xã hội và ảnh hưởng lẫn nhau, sự vô ý thức trong lời ăn tiếng nói dường như đã trởthành 1 căn bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh chóng mà không có phương pháp phòng bệnh hay chữa bệnh cụ thể.
Tìm hiểu trong 1 lớp học của bất kì ngôi trường nào ta cũng sẽdễdàng nhận thấy có khoảng 75% sốhọc sjnh trong lớp thiếu ý thức về lời ăn tiếng nói của mình, vấn đềchỉlà người ít, người nhiều, Thái độcư xửcủa học sinh với giáo viên cũng từđó đi xuống 1 cách trầm trọng. Trước đây, mỗi khj học sjnh trông thấy giáo viên 99% họcó thái độtôn trọng, lễphép với giáo viên, nhưng hiện nay con sốđó chỉcòn dao động từ70% đến 80%, thất vọng hơn cảlà chủyếu rơi vào "dân teen" của thếkỉnày.
Ông cha ta ngày xưa có câu :
" Lời nói chăng mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau."
Vậy mà học sjnh vẫn không thể bỏđược thói quen nói chuyện quá vô tư của mình đểrồi nhiều lúc những lời nói đó của họtrởthành lí do trực tiếp phục vụcho những cuộc ẩu đảkhông đáng có.
Như đã nói ởtrên, sựvô ý thức trong lời ăn tiếng nói của học sinh giờđây đã trởthành 1 căn bênh truyền nhiễm lây lan nhanh chóng, cũng có thểvì thếmà ngôn ngữnói của học sjnh ngày nay đã trởthành câu chuyện bình thường trong tiềm thức của mỗi người, nhưng liệu họcó biết rằng chính điều đó lại làm đau đầu những bậc phụhuynh -cha mẹcủa họ.
Tuy rằng không phải tất cảhọc sjnh trong thời đại ngày nay có ý thức như vậy, mà một sốtrong đó vẫn ý thức được lời ăn tiếng nói của mình trong nhà trường, trong gja đình cũng như trong xã hội, nhưng đó chỉlà sốít.
Quay trởlại vấn đềgiáo dục ý thức cho học sjnh ngày nay, trước tiên ta phải nói đến lời ăn tiếng nói của học sjnh sao cho có văn minh lịch sựnhư vậy mới có thểthay đổi được thói quen vô thức trong các hành động của họ, mà đểthực hiện được điều này phải có sựphối hợp giáo dục giữa nhà trường -gia đình và chính bản thân những học sinh thiếu ý thức kia, phải khiến cho học sjnh thấy được cái sai trong mỗi câu nói của họđểhọtựthấy xấu hổvới những gì mình đã nói ra và tựsửa chữa cái sai đó sao cho đúng với con người thực sựtrong họ.
Mỗi người trong chúng ta từkhj sjnh ra, không aj là không muốn mình trởthành những con người có ích cho xã hội cũng như cho gia đình và cho chính bản thân mình. Vì thế tôi luôn mong rằng các bạn và chúng tôi, chúng ta hãy cùng nhau xóa bỏđi những sựthiếu lịch sựtrong lời ăn tiếng nói cũng như trong những hành động của mình đểrồi cùng nhau xây dựng lại trong tiềm thức của mỗi người ý thức được trong lời ăn tiếng nói và cùng đặt nền móng cho một xã hội văn minh lịch sự.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
29/04/2019 11:02:27

“Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Ngay từ xa xưa, câu ca đó đã được dân gian ta nói ra như một lời dăn dạy đối với bất cứ ai. Lời ăn tiếng nói chính là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ, tư cách của con người. Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hiểu như thế nào về bài học đó để biết được rằng: Đâu là lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch?

Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động không thể thiếu trong xã hội loài người. Nó là một biểu hiện để phân biệt con người, một sinh thể tiến hóa và phát triển ở trình độ cao nhất so với các loài động vật khác. Nhờ có lao động, con người sáng tạo ra ngôn ngữ. Và rồi, họ sử dụng thứ ngôn ngữ sáng tạo ra đó như một phương tiện đắc lực để giao tiếp với nhau. Ngôn ngữ trở thành một phần không thể thay thế trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, trở thành một tiêu chí để đánh giá con người. Từ đó nảy sinh vấn đề: con người phải làm thế nào để có thể sử dụng ngôn ngữ đó một cách hiệu quả nhất? Làm thế nào để nó thực sự trở thành một phương tiện giao tiếp tối ưu? Lời ăn tiếng nói chỉ thực sự phát huy hết tác dụng của chúng khi con người biết sử dụng đúng nơi, đúng chỗ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Và thực hiện điều ấy thì không hề đơn giản.

Đối với một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, lời ăn tiếng nói thế nào cho phù hợp là một trong những điều kiện quan trọng để trở thành một học sinh văn minh, thanh lịch. Đó là một trong những nét văn hóa ứng xử đặc biệt quan trọng. Lời nói của một người học sinh văn minh thanh lịch trước hết thể hiện qua việc người đó biết sử dụng lời nói một cách phù hợp, đúng nơi đúng chỗ. Đó là người biết nói ra những lời lễ phép, kính trọng với người trên tuổi mình; là người biết đưa ra những lời hòa nhã, chân thành với những người đồng trang lứa; là người biết đưa ra những lời yêu thương gần gũi với những người kém mình lứa tuổi. Văn minh, thanh lịch không chỉ là việc không nói ra những lời nói tục tĩu, thiếu văn hóa. Đó còn thể hiện ở việc người đó biết cách lựa chọn và sử dụng từ ngữ một cách phù hợp, tế nhị trong từng điều kiện và hoàn cảnh. Dễ nhận thây, những người như vậy sẽ nhận được rất nhiều tình cảm thân thiện của người khác.

 

Một thực trạng đáng buồn trong giới học sinh, sinh viên hiện nay là tình trạng yếu kém về văn hóa giao tiếp. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi muốn được thể hiện và khẳng định mình kèm theo môi trường tiếp xúc nhiều khi không lành mạnh khiến cho những người trẻ tuổi thường hay “xông pha” vào những lĩnh vực mới. Và thể hiện cá tính của mình trong môi trường giao tiếp là một trong những biểu hiện của mong muốn đó. Không phải là hiếm khi trong môi trường này, chúng ta bắt gặp rất nhiều những ngôn ngữ “tiếng lóng” - ngôn ngữ riêng chỉ có trong giới; nói tục, chửi bậy như một biểu hiện của phong cách và cá tính. Đó là một quan niệm sai lầm. Trong một xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, văn hóa ứng xử của con người luôn được đề cao và coi trọng. Bởi vậy, mỗi chúng ta muôn bắt kịp với những nhu cầu, đòi hỏi mới của thời đại cần phải luôn biết tự rèn luyện cho mình một thói quen ăn nói có văn hóa. Ngay từ thời xa xưa, cha ông ta cũng đã từng răn dạy: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Trước khi nói điều gì phải suy nghĩ thật kỹ xem điều đó đúng hay sai? Nên nói hay không nên nói và nếu nói thì nên nói như thế nào cho phù hợp, cho đạt hiệu quả và dễ đi vào lòng người nhất? Không chỉ hướng tới việc nói đúng những điều cần nói, cao hơn nữa, người học sinh cần phải rèn luyện cho mình thói quen diễn đạt một cách ngắn gọn, cô đọng và thuyết phục nhất những điều cần nói. Tránh diễn đạt vấn đề một cách thô thiển, vòng vo, không lô-gic, gây phản cảm cho người khác.

Lời ăn tiếng nói đối với con người nói chung và học sinh nói riêng là vô cùng quan trọng, bởi vậy lúc nào mỗi chúng ta cũng phải có ý thức trong viêc tự rèn luyện bản thân mình. Hãy để những lời bạn nói ra là những lời nói khiến cho người khác phải mỉm cười...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư