Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu thuận lợi, khó khăn do khí hậu Việt Nam mang lại? Cho biết mối quan hệ giữa các thành phố tự nhiên?

1: Nêu thuận lợi, khó khăn do khí hậu Việt Nam mang lại?
2: Cho biết mối quan hệ giữa các thành phố tự nhiên?
3: Đặc điểm khí hậu, hải văn của biển nước ta?
4: Vì sao nói khí hậu Việt Nam phân hóa đa dạng?
5: Vì sao nnói kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển song chưa vững chắc ?
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
233
1
0
Nguyenhoanganhtu
03/05/2019 20:49:06
1.Thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi trong phát triển ngành trồng trọt cây nhiệt đới.
- Lượng mưa quanh năm cao nên cung cấp đủ nguồn nước để sản xuất và phục vụ đời sống.
- Lượng nhiệt quanh năm cao nên cung cấp đủ sức sưởi ấm và được sử dụng để phát triển ngành năng lượng mặt trời.
Khó khăn:
- Có nhiều thiên tai: bão , lũ, hạn hán , gió phơn ,vvv...
- Đất dễ xói mòn khi có mưa bão.
- Sâu bệnh phát triển cao.
- Khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp gây hậu quả lớn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Nguyenhoanganhtu
03/05/2019 20:51:21
2.Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
a) Diện tích, giới hạnVùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Diện tích Biển Đông là 3 447 000 km2. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100 m.
b) Đặc điểm khí hậu và hải vân của biểnKhí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.- Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.
- Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.- Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.
Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.- Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.
0
0
Nguyenhoanganhtu
03/05/2019 20:52:31
3.
1. Đa dạng:
- Khí hậu thay đổi theo thời gian:
+ Mùa đông ấm hơn, mùa hè mưa ít.
+Mùa mưa lệch hẳn sang thu đông.
+ Một năm có hai mùa: Mưa và Khô.
+ Mùa đông lạnh ít mưa, nửa cuối mùa có mưa phùn.
+ Mùa hè ẩm ướt.
- Khí hậu phân hóa theo không gian:
+ Thay đổi từ Bắc xuống Nam
+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên 100m giảm 0,6 độ C
...
2. Thất thường:
- Năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm mưa ít.
- Năm bão ít năm bão nhiều.
- Gió tây gây khô nóng ở nước ta (Miền Trung).
...
Bạn có thể xem kĩ hơn bài về khí hậu nước ta trong sách địa lý 8
0
0
Nguyenhoanganhtu
03/05/2019 20:54:52
4.
Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào việc sản xuất lương thực. Ngoài ra các nước còn phải trồng các loại cây hương liệu, cây công nghiệp và phát triển công nghiệp khai khoáng để cung cấp nguyên liệu cho các nước đế quốc.
Ngày nay, việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á. Do có nguồn nhân công dồi dào, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú, lại tranh thủ được vốn và công nghệ của nước ngoài, các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
Nguồn : Niên giám thống kê năm 2002 - NXB Thống kê. Hà Nội, 2003. Những năm 1997 - 1998 do khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều nước, mức tăng trưởng giảm, sản xuất bị đình trệ, nhiều nhà máy phải đóng cửa, công nhân thất nghiệp. V
iệc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.
Nhiều cánh rừng bị khai thác kiệt quệ ; nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng bởi các chất phế thải, đặc biệt là ở các trung tâm công nghiệp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×