Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Xuồng ba lá miền Tây Nam Bộ
Thứ Hai, 18 – 10 – 2021, 16:50
Nhiều người miền Tây Nam Bộ vẫn ví von rằng xuồng ba lá như cái chân người, không có xuồng coi như không có chân, không đi lại được.
Qua các làng quê vùng sông nước Nam Bộ, ở đâu cũng thấy xuồng ba lá trên dọc ngang kênh rạch. Từ nhiều đời nay, phương tiện chủ yếu để đi lại, làm ăn của người dân vùng sông nước Man Bộ là ghe xuồng, mà chiếc xuồng ba lá mang nét đặc trưng rất độc đáo.
Xưa, vùng đất sình lầy quanh năm ngập nước này đường bộ rất ít, kênh rạch thì dọc ngang. Kênh rạch đi vào tận trước cửa mỗi nhà. Mùa lũ và những đợt triều cường càng khó khăn cho người dân đi lại. Nơi đây, tại các vùng làm ăn, cư trú, sinh hoạt của người dân hầu như quanh năm ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và hiếm hoi, chỉ có xuồng ba lá làm phương tiện đi lại hữu dụng, phổ biến ở mọi vùng quê.
Từ nhà ra vườn cũng phải đi bằng xuồng. Hàng xóm đến với nhau cũng bằng xuồng. Hàng xóm đến với nhau cũng bằng xuồng. Ở những làng quê nghèo, thông dụng nhất vẫn là xuồng ba lá. Người ta gọi xuồng ba lá là đôi chân của người dân vùng sông nước Nam Bộ. Và cũng như thế, còn gọi là “đi bằng tay”, chỉ cần hai tay chèo xuồng là đi gần đi xa đều có xuồng nâng bước. Nhà ai không sắm được xuồng ba lá, cứ như bị cột chân. Nghèo đến mấy, tối thiếu trong nhà cũng phải sắm được một chiếc xuồng ba lá.
Xuồng ba lá đúng như tên gọi của nó, được ghép từ ba miếng ván bề ngang chừng mấy gang tay. Một miếng nằm ngang làm đáy, hai miếng còn lại nằm hai bên, gọi là be, ở giữa có kê sạp nhưng thấp hơn ở đầu mũi và đầu lái để giữ thăng bằng. Các miếng ván này được gắn với nhau bởi hệ thống gông khá dày. Thường sức chứa của xuồng ba lá tầm 4 – 5 người. Xuồng ba lá dài trung bình 4 mét, rộng 1,5 mét.
Phần đầu và phần đuôi đều có hình nhọn giống nhau, nhờ vào sự giống nhau đó nên xuồng ba lá có linh hoạt cao hơn so với các loại tàu, ghe và xuồng khác. Với đặc thù địa hình kênh rạch chằng chịt, nhưng nhỏ, thì chiếc xuồng là loại phương tiện tối ưu và phù hợp với điều kiện bà con miền Tây.
Hiện nay, gỗ rừng ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, người đóng xuồng ba lá buộc phải nghĩ cách ghép nhiều mảnh ván lại mới đóng được chiếc xuồng, cũng vẫn gọi là xuồng ba lá. Công nghệ cao hiện nay, người ta còn làm ra xuồng bằng các loại vật liệu hợp kim và vật liệu hợp chất phi kim loại. Gần đây đã thấy trên kênh rạch có khá nhiều xuồng làm bằng vật liệu com-po-dít (composite).
Tuy làm bằng nhiều cách thức khác nhau, tác dụng của chiếc xuồng ba lá đối với người dân vùng sông nước Nam Bộ vẫn nguyên giá trị, vẫn là truyền thống được kế thừa, vẫn giữ được nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của người dân nơi đây.
Nay khắp vùng sông nước Nam Bộ đã mở mang nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên thôn, liên xã. Dọc theo hai bên bờ kênh nay cũng mở nhiều đường bộ, cầu bê tông. Thế nhưng, trên kênh rạch, nhất là các bến đò, chợ nổi vẫn không thể vắng bóng xuồng ba lá. Du khách mọi miền đất nước và cả du lịch nước ngoài về với miền Tây Nam Bộ, khỏa tay xuống dòng nước mát lành, hoặc trong đêm miệt vườn ngắm trăng soi dòng kênh lấp lánh.
Có thể thấy, xuồng ba lá vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân Nam Bộ và trở thành nét độc đáo trong đời sống của cư dân vùng sông nước.
(Theo Đinh Ngọc, dantoctongiao.congly.nv)
Hãy cho biết: Văn bản trên cho em biết thêm những thông tin gì về xuồng ba lá?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Người ta gọi xuồng ba lá là đôi chân của người dân vùng sông nước Nam Bộ.
Nguồn gốc: Xưa, vùng đất sình lầy quanh năm ngập nước này đường bộ rất ít, kênh rạch thì dọc ngang. Kênh rạch đi vào tận trước cửa mỗi nhà. Mùa lũ và những đợt triều cường càng khó khăn cho người dân đi lại. Nơi đây, tại các vùng làm ăn, cư trú, sinh hoạt của người dân hầu như quanh năm ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và hiếm hoi, chỉ có xuồng ba lá làm phương tiện đi lại hữu dụng, phổ biến ở mọi vùng quê.
Cấu tạo: Xuồng ba lá đúng như tên gọi của nó, được ghép từ ba miếng ván bề ngang chừng mấy gang tay. Một miếng nằm ngang làm đáy, hai miếng còn lại nằm hai bên, gọi là be, ở giữa có kê sạp nhưng thấp hơn ở đầu mũi và đầu lái để giữ thăng bằng. Các miếng ván này được gắn với nhau bởi hệ thống gông khá dày. Thường sức chứa của xuồng ba lá tầm 4 – 5 người. Xuồng ba lá dài trung bình 4 mét, rộng 1,5 mét. Phần đầu và phần đuôi đều có hình nhọn giống nhau, nhờ vào sự giống nhau đó nên xuồng ba lá có linh hoạt cao hơn so với các loại tàu, ghe và xuồng khác. Với đặc thù địa hình kênh rạch chằng chịt, nhưng nhỏ, thì chiếc xuồng là loại phương tiện tối ưu và phù hợp với điều kiện bà con miền Tây.
Tác dụng: tác dụng của chiếc xuồng ba lá đối với người dân vùng sông nước Nam Bộ vẫn nguyên giá trị, vẫn là truyền thống được kế thừa, vẫn giữ được nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của người dân nơi đây.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |