Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích 12 câu đầu Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

1 trả lời
Hỏi chi tiết
313
0
0
Đặng Đình Đức
03/05/2019 19:53:23
Thân phận người phu nữ luôn là đề tài muôn thủa trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Nếu “Truyện kiều” của Nguyễn Du là lời than về số phận bạc mệnh của Kiều thì “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn lại là nỗi sầu của người chinh phụ khi phải xa chồng trong thời ki chiến tranh loạn lạc. với bản diễn nôm rất thành công của Đoàn Thị Điểm “Chinh phụ ngâm”đã trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Đọc tác phẩm này, nhất là đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, chắc chắn không ai có thể quên được 12 câu đầu của đoạn trich với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình vô cùng đặc sắc. Đoạn thơ đã diễn tả nỗi cô đơn buồn tủi trong cảnh khắc khoải chờ chồng của người chinh phụ một cách sâu sắc.
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
…………………………………
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa"
 
Đoạn thơ đã mở ra trước mắt người đọc một không gian chật hẹp, nơi thềm hiên vắng lặng, nơi mà người chinh phụ đang cố gắng vượt qua sự cô đơn trống vắng khi người chồng đã đi xa. Bằng cách sử dụng điêu luyện nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, Đặng Trần Côn đã vẽ nên bức tranh tâm trạng đầy xúc động, thể hiện nỗi sầu của người chinh phụ cũng như bút pháp tinh tế của ông trong việc miêu tả nội tâm nhân vật.
Đúng như nhan đề của tác phẩm, đoạn thơ là tâm trạng cô đơn trống vắng của người chinh phụ. Sau khi tiễn chồng ra trận nàng trở về trong nỗi chờ mong khắc khoải :
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen"
Trong đêm thanh vắng quạnh hiu này, chỉ có tiếng bước chân của nàng, một mình đối diện với chính mình. Bước chân ấy đi đi lại lại trên hiên nhưng có lẽ tâm trí nàng đang chìm đắm trong miên man. Mỗi bước chân là một nỗi nhớ, mỗi bước chân là một nỗi lo, tất cả đang làm cho tâm trạng nàng nặng trĩu lo âu và thương nhớ người chồng đang chinh chiến ở ải xa. Người chinh phụ hết đi đi lại lại, rồi lại buông rèm, cuốn rèm không biết bao nhiêu lần…Đây là những động tác, cử chỉ và hành động được lặp lại nhiều lần mà không hề có mục đích của người chinh phụ. Phải chăng nó chỉ để biểu lộ tâm trạng cô đơn lẻ loi của nàng mà không biết san sẻ cùng ai :
“Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi"
Nếu như ở câu trước người chinh phụ "ngồi rèm thưa” để ngóng đợi tin chồng, thì ở câu thơ này người chinh phụ ngóng con chim thước- mong được bao tin lành nhưng chẳng thấy. Nàng lại quay về với không gian chật hẹp của căn phòng, nơi mà nàng dối diện với bóng mình, đối diện với người bạn đèn. Nhưng thật chớ trêu, đèn dù sao chỉ là một vật vô tri vô giác, có biết cũng như không. Câu hỏi tu từ “Đèn có biết.. chẳng biết” là một lời than thở, là nỗi khắc khoải chờ đợi và hi vọng trong nàng day dứt không yên. Tâm trạng của người chinh phụ đã chuyển giọng tự nhiên từ lời kể bên ngoài thành lời tự độc thoại nội tâm, da diết, dằn vặt và ngậm ngùi. Nàng quả là một người đáng thương! Hình ảnh ngọn đèn hoa đèn cùng với hình ảnh cái bóng trên tường gợi cho người đọc nhớ đến những ngọn đèn không tắt trong nỗi nhớ của gười thiếu nữ trong bài ca dao quen thuộc:
“Đèn thương nhớ ai
Mà đèn chẳng tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên”
Trong đêm vắng chỉ có ngọn đèn có áng sáng, nó càng làm nổi bật đêm tối mênh mang và nỗi cô đơn dường như nhân lên gấp bội trong lòng người thiếu phụ.
Với bốn câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã khéo léo dùng thời gian của thiên nhiên, con người để diễn tả tâm trang khắc khoải chờ của người chinh phụ:
“Gà eo óc gáy sương năm trống
…………………………………
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
Tiếng gà eo óc, tiếng trống canh là báo hiệu của canh năm, báo hiệu rằng người vợ trẻ xa chồng đã thao thức suốt đêm, mong chờ mòn mỏi. Tiếng gà, bóng hòe ủ rũ càng làm làm cho cảnh vật nơi đây thêm sự vắng vẻ, cô quạnh hoang vắng và đáng sợ. Người phụ nữ như chìm đắm vào trong đêm tối mênh mông, trong lo âu chờ đợi.
 
Cùng với thời gian là không gian mênh mông vô tận như khắc sâu tô đậm nỗi sầu héo của người chinh phụ. Chỉ có một ‘khắc giờ” mà “đằng đẵng” như cả một năm. Và mối sầu được trải ra không gian của “miền biển xa”. Tất cả được đo bằng thời gian vô định, không gian vô cùng. Đây là thời gian và không gian của tâm trạng. Phải chăng, nàng luyến tiếc vì tuổi trẻ trôi đi vô ích khi không có chồng ở bên. Những ngày tháng bên chồng đối với người chinh phụ là một quá khứ tươi đẹp nhưng lại thật ngắn ngủi chóng vánh. Những từ láy “đằng đẵng”, "dằng dặc” lại càng tạo nên âm điệu buồn thương, ngân xa như tiếng thở dài của người thiếu phụ tựa cửa chờ chồng.
Tóm lại, với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình điêu luyện, cảnh mang hồn người cảnh và tình hòa hợp sống động, Đặng Trần Côn đã khắc họa nên hình ảnh người thiếu phụ đang cố gắng thoát khỏi nỗi cô đơn trống trải trong thương nhớ, mỏi mòn mà không biết chia sẻ cùng ai.
Đoạn thơ nói về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cũng như toàn bộ tác phẩm “Chinh phụ ngâm” là tiếng kêu thương của người chinh phụ chờ chồng, nhớ thương chồng chinh chiến nơi ải xa. Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao chàng trai ra trận và bao nhiêu số phận người phụ nữ phải héo hon chờ chồng. Phản ánh hiện thực xã hội này, Đặng Trần Côn đã khẳng định giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm cũng như thái độ cảm thông chia sẻ của tác giả đối với nỗi đau của người phụ nữ thời phong kiến. Đúng như Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư