a. Thí nghiệm: “Bắt không khí”
Chuẩn bị: Túi ni lông tự hủy sinh học có kích thước bất kì, dây cao su.
Thực hiện: Mở miệng túi và hứng không khí ở bất kì vị trí nào trong lớp học. Sau đó, dùng dây cao su buộc kín miệng túi lại.
Thảo luận:
+ Không khí có trong túi không? Vì sao em biết?
+ Theo em, không khí có ở đâu?
b. Nhúng miếng mút xốp khô vào nước. Dùng tay bóp mạnh, em quan sát thấy hiện tượng gì (hình 3)? Giải thích?
c. Quan sát các hình sau và trả lời câu hỏi:
+ Nhờ có yếu tố nào trong môi trường mà cá vàng và giun đất hô hấp bình thường?
+ Các con vật đó lấy không khí từ đâu?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trả lời:
a. Sau khi thực hiện thí nghiệm em nhận thấy:
+ Không khí có ở trong túi bởi chiếc túi căng phồng lên.
+ Theo em, không khí có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta.
b. Sau khi nhúng miếng mút xốp khô vào nước, dùng tay bóp mạnh, em quan sát thấy có bọt khí nổi lên. Theo em, có hiện tượng đó xảy ra bởi trong miếng mút xốp có chứa không khí, khi nhúng xuống nước và bóp mạnh không khí thoát ra tạo thành những bọt khí nổi lên trên mặt nước.
c.
+ Nhờ có không khí ở khắp nơi, xung quanh chúng ta (kể cả ở trong lòng đất và dưới nước) nên cá vàng và giun đất có thể hô hấp bình thường.
+ Các con vật đó lấy không khí từ đất và nước bởi trong đất và nước cũng có không khí.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |