LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về cách sống đó. Câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.” chỉ cách sống nào của con người.

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về cách sống đó. Câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.” chỉ cách sống nào của con người.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
8
0
0
Đặng Bảo Trâm
14/09 06:48:35

Bài tập này yêu cầu viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh, trình bày suy nghĩ về cách sống được nói đến trong câu tục ngữ "Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau Tương tự như bài tập 1, em cần hiểu được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ấm của câu tục ngữ thì mới có thể xác định được vấn đề cần bàn luận. Ăn cỗ đ trước: khi đi ăn cỗ thì đi sớm để ăn được những món ngon, không bị ăn cỗ thừa dồn lại. Lội nước đi sau: khi đi qua chỗ có nước ngập thì để người khác lội trước. xem đường đi có an toàn không, sau đó rút kinh nghiệm cho mình, tránh những chỗ nguy hiểm. Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ phản ánh thói ích kỉ, khôn lỏi, luôn chọn những thuận lợi về mình, đẩy khó khăn cho người khác. Trước khi viết, em hãy lập dàn ý cho bài văn theo gợi ý:

– Giải thích câu tục ngữ để chỉ ra vấn đề cần nghị luận (lối sống ích kỉ).

– Trình bày ý kiến về vấn đề (những cái lợi và cái hại; lối sống ích kỉ được đánh giá như thế nào khi ta sống trong cộng đồng;...). Đưa ra những lí lẽ và dân chứng phù hợp để làm rõ ý kiến của mình về vấn đề.

– Nêu những ý kiến phê phán hoặc đồng tình với cách sống trên, từ đó khẳng định ý kiến của mình.

* Bài văn mẫu tham khảo:

Ca dao tục ngữ được hình thành trong dân gian qua nhiều thế hệ nhân dân truyền dạy cho nhau hoặc cho đời sau những đạo lý, những kinh nghiệm sống để thích nghi với thiên nhiên, hòa hợp với xã hội, để đối nhân xừ thế. “Ãn cỗ đi trước, lội nước theo sau” cũng nhằm mục đích ấy. Tuy vậy, ta hãy xét xem ý nghĩa và giá trị tinh thần câu tục ngữ này như thế nào đối với cá nhân và cộng đồng xã hội chúng ta.

“Ăn cỗ đi trước” là khi có lễ hội, đình đám có tổ chức ăn uống thi phải đến trước để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần. “Lội nước theo sau” là đường đi dưới nước ta không thấy được nơi nào hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. Người đi trước gặp nhiều rủi ro nguy hiểm. Người theo sau cứ nhìn người đi trước mà đi, tất phải an toàn hoặc không quá nhiều rủi ro.

Những câu tục ngữ còn có nghĩa xa hơn là khi có những điều lợi lộc, những dịp may mắn cần phải nhanh hơn người để nắm bắt thời cơ cho mình. Khi có những việc khó khăn, nặng nhọc, hiểm nguy cho đồng bào, cho xã hội thì cứ chờ hoặc đùn đẩy cho những người khác đi trước xông pha, gánh chịu, mình cứ tà tà đi sau để tránh tổn thất cho bản thân. Nói tóm lại đây là câu nói chỉ sự khôn, dại, cái mánh khóe ở đời.

Ca dao tục ngữ thường có ý khuyên dạy, dận dò nhưng không hoàn toàn là lời hay, ý đẹp vi nó được hình thành từ dân gian vào những thời đại trước, ta cần phải gạn đục khơi trong. Từ bao đời nay cái thiện mĩ không chấp nhận cái độc ác, xấu xa. Nhưng thực tế cái ác vẩn tồn tại bên cái thiện, người cao thượng, quảng đại vẫn phải sống giữa đám thấp hèn, nhỏ nhen. Chính vì thế trong tục ngữ không khỏi lẫn lộn vàng, thau. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau đã lộ rõ cái bản chất láu cá, so đo thấp hèn của kẻ chuyên: “Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.

Câu tục ngữ có tính phê phán những kẻ hèn nhát, lọc lừa, cơ hội, lúc nào cũng mang nặng tư tưởng ngồi chờ. Tư tưởng ấy thật trái với đạo lý và truyền thống của ông cha ta đã có từ ngàn xưa.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Dù muốn, dù không tục ngữ này vẫn hiện diện và tồn tại trong dân gian, nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong sáng, cao đẹp, học sinh chúng em phải sống hùng, sống mạnh, xung phong đi đầu với mọi gian lao vì hạnh phúc của mọi người theo khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” để sống làm sao cho có nghĩa, làm sao cho “thân thể không là cỏ cây” và coi câu tục ngữ trên chỉ là một lời nói có ý mỉa mai, chê trách cái hèn mọn, xấu xa “há miệng chờ sung” của một số người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư