- Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lí do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc.- Nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm:+ Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các vi sinh vật.+ Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hoá học.+ Ngộ độc thực phẩm do chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm.+ Ngộ độc thực phẩm do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất.- Các dấu hiệu phát hiện sớm người bị ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy có thể có máu trong phân, vật vã, ra nhiều mồ hôi,... đặc biệt là nhiều người cùng có các biểu hiện bất thường sau khi dùng chung bữa ăn.- Biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:+ Đảm bảo an toàn trong nuôi trồng: đảm bảo môi trường nuôi trồng an toàn; sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học, kháng sinh,… được cấp phép và sử dụng đúng về liều lượng, đảm bảo thời gian cách li.+ Lựa chọn thực phẩm an toàn: đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến không có nhãn mác, cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ và được bảo quản đúng cách; đối với thực phẩm được bao gói phải có nhãn dán đầy đủ, đúng quy định; không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, các loại thực phẩm lạ, thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu;…+ Đảm bảo an toàn trong chế biến: sử dụng nguồn nước sạch; sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến đúng quy định; người chế biến cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay đúng cách, không dùng tay không bốc, chia thực phẩm; dụng cụ chế biến sạch sẽ và an toàn; khu chế biến sạch sẽ; nấu chín thức ăn; nấu chín kĩ trước khi ăn, ăn sau khi nấu chín;…+ Đảm bảo an toàn trong quá trình bảo quản: đảm bảo các dụng cụ chứa đựng, bao gói an toàn, không thôi nhiễm, không thủng, rò rỉ, có nắp kín, dễ dàng vệ sinh; không để ô nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào thực phẩm chín hoặc từ môi trường vào thực phẩm; không dùng các hoá chất, phương pháp bảo quản trái quy định; bảo quản nóng hoặc lạnh đối với thức ăn còn dư; sau khi bảo quản, đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn;…