Cho tam giác nhọn ABC B^>C^ phân giác AM. Gọi O, O1, O2 lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABC, AMB, AMC. Chứng minh rằng:
a) OO1, OO2, O1O2 lần lượt là các đường trung trực của AB, AC, AM;
b) Tam giác OO1O2 cân.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Do O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC nên OA = OB; O1 là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AMB nên O1A = O1B.
Suy ra OO1 là đường trung trực của AB.
Tương tự OO2, O1O2 lần lượt là đường trung trực của AC, AM.
b) Gọi P, Q, R lần lượt là trung điểm của AC, AM, AB; N là giao điểm của QO2 và AC.
Khi đó O1Q ⊥ AM, O1R ⊥ AB nên AQO1^=ARO1^=90°
Tam giác AQO1 vuông tại Q nên nội tiếp đường tròn đường kính AO1.
Tam giác ARO1 vuông tại R nên nội tiếp đường tròn đường kính AO1.
Do đó tứ giác AQO1R nội tiếp đường tròn đường kính AO1.
Suy ra RAQ^+RO1Q^=180° (tổng hai góc đối nhau của tứ giác nội tiếp bằng 180°).
Nên RAQ^=180°-RO1Q^.
Mà RO1Q^+QO1O^=180° (hai góc kề bù) suy ra QO1O^=180°-RO1Q^.
Do đó QO1O^=RAQ^=180°-RO1Q^ (1)
Mặt khác, O2NP^=ANQ^ (đối đỉnh) nên 90°-O2NP^=90°-ANQ^.
Hay NO2P^=QAN^. (2)
Do AM là phân giác của BAC^ nên BAM^=MAC^ hay RAQ^=QAN^. (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra QO1O^=NO2P^ hay O2O1O^=O1O2O^.
Do đó, tam giác OO1O2 cân tại O.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |