I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
KHÚC HÁT CỦA DÒNG SÔNG
(Nguyễn Quang Thiều)
Lược đoạn đầu: Vào một đêm mưa trên sông Đáy, “tôi” ra sông thay bè vó cho ông Tường. Hai ông cháu uống rượu và trò chuyện về con đò kì quái thường xuất hiện vào những đêm mưa trên sông Đáy kèm theo tiếng âm i buồn bã mà người làng thường đồn là con đò ma.
Tôi ngồi im lặng nhìn ra dòng sông. Trời tối mịt và mưa tầm tã. Ông Tường cũng ngồi im lặng. Một lát sau ông ngả lưng xuống và nói:
– Lão nghỉ một tí, chủ mày kéo thay lão đến canh ba.
Ông cứ nghỉ đi — Tôi nói và vặn nhỏ ngọn đèn.
Bỗng gió lùa vào lều làm ngọn đèn phụt tắt. Bóng tối trùm kín. Trong bóng tối mênh mang và tiếng mưa triền miên vỗ trên mặt sông, tôi lại nghĩ đến chiếc đò mà ông Tường kể cho tôi. Tôi co mình trong tấm chăn mỏng. Đâu đấy có tiếng cá quẫy trong dòng nước chảy xiết. Cuối canh hai, tôi nghe thấy có tiếng mái chèo quậy nước và cả tiếng âm i. Và giữa dòng sông chợt hiện lên một con đò. Trời tối lắm, tôi khó nhận ra những vật ở gần nhưng lại nhìn thấy rõ con đò từ xa. Hay câu chuyện của người làng kế ám ảnh trong tâm trí tôi. Một chàng trai chui ra khỏi mui đò. Anh đẹp lắm, vẻ đẹp của một người sông nước. Anh nhìn tôi nhoẻn cười và hỏi.
[...]
– Anh bạn người làng này hả?
– Vâng. Thế anh ở đâu nhỉ? – Tôi hỏi anh và nhìn anh nghi ngờ.
– Sông đâu thì quê tớ đấy. Cậu không tin chứ gì, không quan trọng.
Anh nhoẻn cười nhìn tôi rồi cất giọng khẽ hát. Ôi, tiếng hát lạ lùng làm sao. Tôi quên ngay mọi sự nghi ngờ về anh. Tôi thấy người mình nhẹ bẫng. Chiếc lều vỏ cứ bồng bềnh như trôi qua khỏi bờ. Bất chợt anh ngừng hát, lắc đầu thở dài. Mãi lâu sau tôi mới tỉnh khỏi cơn mê vì giọng hát của anh.
– Anh tên là gì? – Tôi hỏi.
– Tôi tên Chi họ Trương, người đời gọi là Trương Chi.
– Trương Chi, Trương Chi – Tôi cười khẩy – Anh cũng là người hay tếu.
-Cậu không tin thì thôi.
Anh nói buồn buồn và thở dài. Chợt trong tôi vọng về tiếng hát ru của bà tôi thuở xưa. Bà tôi quấn khăn mỏ quạ, suốt ngày nhai trầu hát ru tôi bằng câu hát: “Ngày xưa có anh Trương Chi, người thì thậm xấu hát thì thậm hay”. Khi chúng tôi đã lớn, bà tôi vẫn hát câu hát ấy. Có lần tôi hỏi bà: “Bà yêu anh Trương Chi à?”. Bà tôi mắng yêu: “Tổ bố mày, chứ anh Trương Chi còn đẻ trước bà mấy đời. Ngày xưa cụ kị chúng mày đã hát Trương Chi rồi. Người đâu mà ngoan mà giỏi thế, chi khổ cái là xấu người”.
– Anh nói dối vừa chứ – Tôi cảm thấy khó chịu – Trương Chi, ông ấy chết từ vạn đời nay rồi.
- Đúng thế, chúng nó giết tôi, cắt lưỡi tôi để không hát được nữa. Nhưng chủng quên không móc trái tim tôi. Bởi vậy tôi vẫn còn sống đến bây giờ.
– Nhưng anh còn quá trẻ.
-Cậu hỏi cũng phải đấy. Nhưng chuyện thế này, ngày xưa ông tôi cũng làm nghề chài lưới. Một hôm ông thả lưới vớt cái lọ vàng. Lời đồn đến tai quan. Quan đến đòi thu lại cái lọ. Ông tôi phải nộp cho quan. Quan cầm cái lọ dốc ngược để đổ chút nước sông còn đọng trong lọ ra. Từ trong lọ một con hến trắng rơi xuống cát. Ông tôi nhặt con hến trắng bỏ vào cái chậu sành. Đêm đêm, khi ông tôi đi ngủ thì con hến trắng từ từ mở miệng và hát. Ông tôi thuộc câu hát ấy, truyền lại cho bố tôi. Ai thuộc được câu hát thì trẻ mãi.
– Nhưng người ta bảo anh xấu xí lắm cơ mà?
Nghe tôi hỏi anh cười phá lên. Một lát sau anh chậm rãi nói:
Bọn quan lại ghét tôi nên nói xấu tôi như thế. Tôi sống ở trên sông nên ít người biết mặt. Chúng tuyên truyền mãi, mọi người cũng dần dần tin theo. Mưa rơi từ từ lúc nào không biết. Bỗng anh giật mình kêu:
– Tạnh mưa mất rồi. Tôi đi đây, hẹn gặp lại nhé.
Anh nói xong vội vã bơi thuyền ra sông, từ từ biến mất.
Lược phần cuối: Trời tiếp tục mưa. Con đò lại hiện lên và Trương Chi xuất hiện, tiếp tục trò chuyện với “tôi” về cuộc đời mình. Sau khi đi lính, góp nhiều chiến tích đánh bại giặc ngoại xâm, chàng trở về quê, sống bằng nghề chài lưới. Tiếng hát của chàng khiến nàng Mị Nương – con gái quan thừa tướng – ốm tương tư. Theo trát của quan, Trương Chi được gọi vào dinh để hát cho Mị Nương nghe; nhưng chàng không thể hát được trong căn phòng vì thiếu dòng sông. Mị Nương xin cha cho lấy chàng. Quan thừa tướng tức giận, cho người đến gặp, đuổi chàng đi khỏi khúc sông, nhưng chàng không chịu. Chúng giết và băm nát thi thể chàng, vứt xác trôi trên sông. Xác chàng trôi bập bềnh không ai có thể vớt được nên dân làng lập bàn thờ hai bên bờ cho chàng. Mị Nương nghe tin đau buồn mà chết, sau này trên mộ nàng mọc lên loài hoa Quỳnh. Kết thúc câu chuyện, “tôi” chợt tỉnh giấc và có cảm giác như bị cảm lạnh. Mưa đã ngớt và ông Tường đã dậy từ bao giờ.
(Trích Nguyễn Quang Thiều tác phẩm chọn lọc,
NXB Phụ nữ, 2011, tr.294-306)
Xác định người kể chuyện trong văn bản.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Người kể chuyện trong văn bản là nhân vật “tôi” – người trực tiếp tham gia vào câu chuyện.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |