Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Năm 2012, Liên hợp quốc tuyên bố ngày 4/ 5 là Ngày Chống bắt nạt của Liên hợp quốc. Đồng thời, UNESCO đã công bố ngày thứ Năm đầu tiên của tháng 11 là Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt tại trường học, bao gồm cả bắt nạt qua mạng. Tuần này, trường học của anh/ chị sẽ tổ chức lễ phát động Chương trình vận động “Nói không với bạo lực học đường”. Hãy viết bài phát biểu (khoảng 600 chữ) để đọc trong lễ phát động chương trình này.

Năm 2012, Liên hợp quốc tuyên bố ngày 4/ 5 là Ngày Chống bắt nạt của Liên hợp quốc. Đồng thời, UNESCO đã công bố ngày thứ Năm đầu tiên của tháng 11 là Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt tại trường học, bao gồm cả bắt nạt qua mạng.

Tuần này, trường học của anh/ chị sẽ tổ chức lễ phát động Chương trình vận động “Nói không với bạo lực học đường”. Hãy viết bài phát biểu (khoảng 600 chữ) để đọc trong lễ phát động chương trình này.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
17
0
0
Trần Bảo Ngọc
25/09 07:20:35

a. Mở bài: Giới thiệu Chương trình vận động “Nói không với bạo lực học đường”: Cuộc vận động “Nói không với bạo lực học đường” nhằm giải quyết tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng, tạo hệ lụy khôn lường trong nhà trường và ngoài xã hội. Trong tư cách của một học sinh, người viết hưởng ứng cuộc vận động “nói không với bạo lực học đường” và kêu gọi mọi người cùng chung tay giải quyết các nhiệm vụ của chương trình hành động.

b. Thân bài

b1. Vì sao mọi người cần quan tâm đến Chương trình vận động “Nói không với bạo lực học đường”?

(1) Bạo lực là việc sử dụng sức mạnh thể chất để thực hiện các hành vi như đánh đập, đối xử thô bạo, vi phạm quy tắc và chuẩn mực xã hội, xúc phạm đối tượng khác, đồng thời gây tổn thương cả về mặt thể chất và tinh thần đối với họ. Học đường là một môi trường quan trọng, nơi người học tiếp xúc với điều hay lẽ phải, được giáo dục, đào tạo về kĩ năng, kiến thức, tình cảm, tâm hồn để có thể trở thành những người sống có ích và đóng góp cho xã hội. Bạo lực học đường bao gồm những hành vi thô bạo, ngang ngược, vi phạm quy tắc và chuẩn mực xã hội, gây tổn thương về mặt tinh thần và thể xác cho người học.

(2) Trong môi trường học đường, tình trạng bạo lực đang ngày càng gia tăng, từ đủ hình thức bạo lực có vũ khí, bạo lực tinh thần, đánh đập trực tiếp, tấn công trên mạng đến tràn lan các hình thức doạ nạt, ăn hiếp, phân biệt đối xử dựa trên giới tính, tôn giáo, giàu nghèo,... Hiện nay, bạo lực học đường không giới hạn chỉ trong phạm vi một cá nhân hay một trường hợp cụ thể, mà đã lây lan trong môi trường trường học, từ nông thôn đến thành thị, từ học sinh tiểu học đến sinh viên đại học. Bạo lực học đường không hạn chế ở nam giới, mà còn bao gồm cả nữ giới, đặc biệt ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Không chỉ xuất hiện bạo lực I giữa học sinh và học sinh, mà còn có cả tình huống bạo lực giữa học sinh và giáo viên cũng như giữa giáo viên với học sinh. Theo dữ liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, chỉ trong một năm học, đã có xấp xỉ 1 600 trường hợp bạo lực học đường được ghi nhận, bao gồm cả những vụ xảy ra trong và ngoài khuôn viên nhà trường. Dựa trên thống kê này, khoảng 5 200 học sinh có ít nhất một vụ đánh nhau và cứ khoảng 11 000 học sinh thì có một em phải nghỉ học do bị bạo lực học đường. Trong số các trường hợp bạo lực, có hơn 75% trường hợp liên đến học sinh và sinh viên. Đáng chú ý, tình trạng bạo lực học đường hiện đang có xu hướng trẻ hoá và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng lên.

(3) Những hành vi bạo lực học đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến học sinh: cơ thể bị thương tích, tinh thần bị tổn thương, gây hậu quả trước mắt và lâu dài. Cả người thực hiện bạo lực và nạn nhân của bạo lực học đường đều chịu những hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bạo lực học đường cũng tác động tiêu cực, nặng nề đối với gia đình, nhà trường, xã hội. Dẫn ra một vài ví dụ về bạo lực học đường và hậu quả của nó.

(4) Bạo lực học đường không chỉ là vấn nạn ở Việt Nam, trên thế giới, đây cũng là một vấn đề nhức nhối. Trước tình hình này, năm 2012, Liên hợp quốc tuyên bố ngày 4/ 5 là Ngày Chống bắt nạt của Liên hợp quốc. Đồng thời, UNESCO đã công bố ngày thứ năm đầu tiên của tháng 11 là Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt tại trường học, bao gồm cả bắt nạt qua mạng.

b2. Chúng ta cần phải làm gì để hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với bạo lực học đường”?

(1) Cần có sự thay đổi nhận thức về vấn đề này: nhận thức được nguyên nhân sâu xa của bạo lực học đường để có giải pháp tuyên truyền, tác động ngăn chặn sớm và tận gốc; đối tượng giáo dục và vận động ngăn chặn bạo lực học đường đồng thời là kẻ gây bạo lực và nạn nhân của bạo lực học đường; nhiều người cùng chung tay mới giải quyết tốt được vấn đề này,...

(2) Cần có hành động tức thời và hiệu quả: cùng hưởng ứng cuộc vận động này để thực hiện tuyên truyền đến mọi thành viên trong nhà trường, tìm các giải pháp phù hợp và nhân văn để giải quyết các mâu thuẫn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi có dấu hiệu bạo lực; chia sẻ, giúp đỡ, bảo vệ nạn nhân và kiên quyết đấu tranh bài trừ đến cùng bạo lực học đường,... Dẫn ra lí lẽ và bằng chứng về việc cần làm và hiệu quả tác động tích cực khi chúng ta cùng chung tay giải quyết bạo lực học đường.

b3. Phản bác kiểu thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm “tôi không thực hiện bạo lực, tôi không bị bạo lực học đường thì tôi không cần phải nói, phải làm gì”

Bạo lực học đường như một loại độc tố, khi lan tràn, lây nhiễm trong nhà trường, trong cộng đồng sẽ làm nhiễm độc môi trường học đường, tác động xấu đến mỗi chúng ta. Dẫn ra chi tiết, câu chuyện cho thấy bạo lực học đường tác động tiêu cực đến bản thân như thế nào, đưa yếu tố thuyết minh, biểu cảm vào lí lẽ, dẫn chứng.

c. Kết bài: Đưa ra thông điệp hưởng ứng ngắn gọn, thúc giục người nghe cần đồng lòng, chung tiếng nói: “Nói không với bạo lực học đường”, thay đổi nhận thức và có hành động đáp ứng phù hợp hưởng ứng phù hợp, mạnh mẽ. Ví dụ: “Hãy lên tiếng! Im lặng là tiếp tay cho bạo lực học đường”, “Không để bạo lực làm độc hại trường học của chúng ta?”; “Trường học hạnh phúc không có chỗ cho bạo lực!”,...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư