Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: MỘT NHÀ THƠ KHÔNG CHỦ ĐỊNH: CHẤT THƠ ĐÍCH THỰC TRONG “NHẬT KÍ TRONG TÙ” (Trích) (Phong Lê) ….Tất cả những gì Bác viết trong “Nhật kí trong từ” có thể có một ý nghĩa chiến đấu, tiến công, tích cực. Nhưng riêng về tác giả, người làm ra nó, không phải nhất nhất và toàn bộ đều tuân theo các định hướng ấy. Ở đây, trên nhiều bài, lắm khi đơn giản chỉ là sự ghi lại một cảnh huống, một tâm trạng, một xúc cảm ở dạng nhật kí – thơ hoặc thơ – nhật kí theo một ...

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

MỘT NHÀ THƠ KHÔNG CHỦ ĐỊNH: CHẤT THƠ ĐÍCH THỰC TRONG “NHẬT KÍ TRONG TÙ”

(Trích)

(Phong Lê)

….Tất cả những gì Bác viết trong “Nhật kí trong từ” có thể có một ý nghĩa chiến đấu, tiến công, tích cực. Nhưng riêng về tác giả, người làm ra nó, không phải nhất nhất và toàn bộ đều tuân theo các định hướng ấy. Ở đây, trên nhiều bài, lắm khi đơn giản chỉ là sự ghi lại một cảnh huống, một tâm trạng, một xúc cảm ở dạng nhật kí – thơ hoặc thơ – nhật kí theo một cách hiểu và cảm nhận thông thường. Không nhằm bất cứ một định hướng nào của ý chí, của nghị lực, của niềm tin mà chỉ là trạng huống tự nhiên, hồn nhiên của cảm xúc, Bác đã đến với hồn thơ, hay chính vì vậy mà có chất thơ thực sự.

Chất thơ trong tư thế của con người gắn hoà với thế giới người; càng là người cùng khổ bất hạnh càng nhận được sự chia sẻ nhiều hơn; từ người “phu làm đường” đến “cháu bé trong nhà lao Tân Dương” rồi “người bạn tù thổi sáo”; cho đến cả người bạn tù cờ bạc vừa chết: “Thân anh da bọc lấy xương/ Khổ đau đói rét hết phương sống rồi.”.

Chất thơ trong gắn bó không chỉ với nhân quần, với đồng loại mà cả với thế giới rộng lớn chung quanh; một mùi hương, một tiếng chim, một nhành hoa, một bếp lửa, một ảnh trăng – nhất là trăng, cho đến cả bầu trời, cả không gian vũ trụ “Đất trời một thoảng thu màn ướt/ Sông núi muôn trùng trải gấm phơi”.

Chất thơ, tưởng như “siêu thoát”, không chút gắn bó, không mối liên quan gì với cảnh ngộ cực kì gian khổ và bi thảm của người tù, trong “Giải đi sớm”, “Cảnh đồng nội”, “Cảnh chiều hôm”, “Trên đường đi”,... Và chất thơ đến từ những sự thật trần trụi, không “thở” chút nào: chiếc răng rụng, cây gậy, cảnh chia nước và cơm tù...

Chất thơ lồ lộ, tràn đầy trong những cảnh trăng, ngay cả trăng trong đêm lạnh với “gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an” và chất thơ kín đáo, lẫn thoáng, phải tinh ý lắm mới nắm bắt được như trong chuyện cháo hoa, muối trắng ở một quán nhỏ bên đường. [...]

Nếu hình dung cả cuộc đời Bác như một dòng sông lớn, chảy từ nguồn ra biển thì “Nhật kí trong từ” có thể xem là một khúc sông lặng trước lúc đổ ra đại dương.

Một khúc lặng, có xoáy ngầm, nhưng trong suốt tận đáy, để cho ta soi mà nhận ra chân dung Bác, con người Bác: và qua Bác mà nhận ra gương mặt dân tộc. [....] “Nhật kí trong từ” vì vậy, có giá trị đặc biệt trong cuộc đời hoạt động của tác giả.

(In trong: Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông,

Tập Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Vũ Dương Quỹ tuyển chọn và biên soạn,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.108-111)

Luận đề của văn bản trên là gì?
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
181
0
0
Bạch Tuyết
25/09 07:15:54

Văn bản bàn về chất thơ đích thực trong “Nhật kí trong tù”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×