LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích một vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ sau: THUẬT HỨNG[1] (Số 24) (Nguyễn Trãi) Công danh đã được hợp[2] về nhàn Lành dữ âu chỉ[3] thế ngợi khen. Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa[4] thanh, phát cỏ ương sen. Kho thu phong nguyệt[5] đầy qua nóc[6], Thuyền chở yên hà[7] nặng vậy then[8] . Bui có một lòng trung liễn[9] hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen[10]' (Theo: Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội,Hà Nội, ...

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích một vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ sau:

THUẬT HỨNG[1] (Số 24)

(Nguyễn Trãi)

Công danh đã được hợp[2] về nhàn

Lành dữ âu chỉ[3] thế ngợi khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa[4] thanh, phát cỏ ương sen.

Kho thu phong nguyệt[5] đầy qua nóc[6],

Thuyền chở yên hà[7] nặng vậy then[8]

. Bui có một lòng trung liễn[9] hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen[10]'

(Theo: Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội,Hà Nội, 1976, tr.418-419)

[1] Thuật hứng: Giãi bày hứng thú riêng.

[2] Hợp: nên.

[3] Âu chi: lo chi

[4] Dia: ao.

[5] Phong nguyệt: gió trăng

[6] Đầy qua nóc: đầy tràn lên quá nóc kho

[7] Yên hà: khói lam chiều, ráng mây đỏ.

[8] Nặng vạy then: chở nặng quá làm cho then thuyền vạy đi, oằn xuống.

[9] Liễn: lẫn.

[10] Ý cả câu: Mài mà không mòn, nhuộm mà không đen

1 trả lời
Hỏi chi tiết
33
0
0
Nguyễn Thị Sen
25/09 07:14:13

a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nêu cảm nhận khái quát về một vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Thuật hứng số 24 (chọn một trong số các biểu hiện sau: coi thường danh lợi, tìm thấy niềm vui trong cuộc sống giản dị mà thanh cao, giữ trọn tấm lòng trung hiếu với dân với nước).

b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận

(1) Nêu hoàn cảnh của Nguyễn Trãi khi viết bài thơ: Cáo quan về ở ẩn nơi thôn dã, làm công việc của một lão nông và vui thú với thiên nhiên. (2) Phân tích một vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ: Học sinh chọn và phân tích một trong các biểu hiện sau:

– Nguyễn Trãi là người coi thường danh lợi: Bỏ lại công danh/ thoát khỏi vòng danh lợi, về với chốn thanh nhàn, không bận tâm đến những lời khen chê của người đời, tỏ ra ung dung, tự tại (hai câu đề).

– Nguyễn Trãi có những thú vui giản dị nhưng thanh cao nơi thôn dã: vớt bèo trong ao cạn, cấy rau muống để lấy rau ăn; phát cỏ trong ao, trồng hoa sen để thưởng hoa (hai câu thực); chan hoà với thiên nhiên: lấy gió trăng làm bầu bạn; lấy khói lam chiều và ráng mây đỏ làm nguồn vui (hai câu luận).

– Nguyễn Trãi trọn đời trung với nước, hiếu với dân – tấm lòng ấy dẫu có mài cũng không mòn, nhuộm cũng không đen (hai câu kết).

c. Kết đoạn: Khẳng định bài thơ tiêu biểu cho nghệ thuật thơ Nôm của Nguyễn Trãi, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ (nhắc lại biểu hiện đã phân tích ở trên).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư