I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau:
CHỢ NỔI ĐANG CÓ NGUY CƠ... CHÌM
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của nước ta, với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, đúng nghĩa là những mạch máu giao thông của miền đất “gạo trắng nước trong”, luôn tấp nập xuồng ghe... Do vậy, sự hình thành những chợ nổi trên những khúc sông “đầu mối” là để thoả mãn nhu cầu thiết thực cho sự đi lại, mua bán, trao đổi hàng hoá của nhân dân địa phương, đồng thời là nét sinh hoạt đặc sắc, hấp dẫn du khách muôn phương. Đó là lí do ra đời của các chợ nổi, trở thành một nét văn hoá độc đáo của đất và người miền Tây Nam Bộ.
Dân “thương hồ[1]” là lực lượng chính của các chợ nổi. Qua bao thăng trầm, những người thương hồ vẫn song hành cùng đời sống của bà con miền Tây Nam Bộ. Với đời thương hồ, chiếc ghe không chỉ là phương tiện kiếm sống mà còn là mái nhà, là nơi chốn đi về của cả gia đình. Và chợ nổi chính là xóm làng của họ. Có thể khẳng định rằng, các chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ trong một thời gian dài đã góp phần làm nên bản sắc văn hoá riêng của nơi đây bởi những hình ảnh sinh động của cảnh trên bến dưới thuyền, tàu ghe dập dìu với đủ các loại nông sản và trái cây của miệt vườn. Bởi vậy, miền Tây Nam Bộ có nhiều chợ nổi đã trở thành “thương hiệu” lâu đời.
Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình đô thị hoá và nông thôn mới, nên hầu như các thương lái không còn có nhu cầu mua bán qua chợ nổi, điều đó dẫn đến việc nhiều chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày mỗi bị vắng vẻ và teo tóp dần. Nhiều chợ nổi lừng danh một thời như Cái Bè (Tiền Giang), Phụng Hiệp (Hậu Giang),... đã không còn hoạt động. Đến như một chợ nổi vốn rất “nổi như chợ nổi Cái Răng mà hiện nay chỉ còn chưa tới vài trăm ghe thuyền và được duy trì chủ yếu nhờ ngân sách của chính quyền địa phương nhằm duy trì một di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2016. Cảnh tấp nập người mua kẻ bán, thuyền ghe san sát và khách du lịch dập dìu tham quan ở các chợ nổi chỉ còn là dĩ vãng...
Trước thực trạng trên đây, có người chua xót kêu rằng: “Chợ nổi đang hoạt động như một xác sống, nó không tồn tại một cách tự nhiên nữa. Đường cao tốc dài ra, đường sông sẽ ngắn đi. Người ta xây bờ kè, làm con đường chạy dọc theo bờ kè khiến chợ nổi ngày càng tồn tại khó khăn hơn...”. Lại có người cho rằng: “Chợ nổi của ngày xưa là của thương hồ, của người dân làm ra sản phẩm đem ra buôn bán, trao đổi hàng hoá. Còn bây giờ, chợ nổi hoàn toàn dành cho du lịch và cách sắp xếp chợ nổi ngày xưa không còn phù hợp với tình hình hiện tại nữa. Mặt khác, bây giờ phức cảm dòng sông và quê kiểng miệt vườn của người trẻ không còn nữa thì giá trị văn hoá của chợ nổi cũng mai một dần. Đó là những lí do chính khiến chợ nổi đang có nguy cơ chìm dần.
Sẽ là một mất mát rất lớn nếu một ngày nào đó, khách muôn phương quay lại miền Tây, không còn được thấy cảnh mua bán sinh động và vui mắt trên sông rạch của người dân nơi đây; mặc dù lúc đó chức năng mua bán trao đổi của chợ nổi đã không còn thiết yếu nữa. Nhưng đó là không gian văn hoá gắn liền với lịch sử vùng đất, là di sản quý giả cần được gìn giữ, bảo tồn. [...]
(Nguyên Hùng, mục Tiếng nói nhà văn, Tuần báo Văn nghệ, số 22, ngày 01-6-2024)
[1] Thương hồ: chỉ những người dân Đồng bằng sông Cửu Long sống dựa vào sông ngòi, kênh rạch; họ tìm kế sinh nhai trên con nước lớn, ròng, khi thì chở trái cây cùng các loại hàng hoá khác, khi thì bán đồ ăn thức uống, có lúc còn chở khách.
Văn bản phản ánh thông tin về vấn đề gì?Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Văn bản trên phản ánh thông tin về nguy cơ mai một, biến mất dần của các chợ nổi tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |